Những người không nên ăn cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này.
Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình đó là rượu nếp.
Công dụng của cơm rượu với sức khỏe
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, ăn cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng tốt cho tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa và phòng bệnh thiếu sắt… Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món này.
Những người không nên ăn cơm rượu nếp
Báo Vietnamnet dẫn lời BS CK2 Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng khoa y học cổ truyền - phục hồi chức năng bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, về mặt khoa học, cơm rượu được nghiên cứu và kết quả nghi nhận được là có tác dụng giảm mỡ máu xấu, cải thiện chức năng tim mạch, huyết áp…
Điểm này cũng tương đồng với lời khuyên của bác sĩ tim mạch cho phép sử dụng rượu vang với mức độ 1 ly/ngày giúp cải thiện vần đề tim mạch.
Tuy nhiên, cơm rượu có tính nóng, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng.
Theo y học cổ truyền thì người thể trạng nóng là người không cân bằng giữa âm và dương. Phần âm không khống chế được phần dương và biểu hiện nóng trội lên.
Biểu hiện này thường là cảm giác nóng, bứt rứt, ngủ không yên, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng…
Trong y học cổ truyền có câu “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, nên người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho người nóng hơn, đối với bạn trẻ thì thấy nổi mụn trứng cá nhiều hơn.
Trên đây là những người không nên ăn cơm rượu nếp. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa món này nhé.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhung-nguoi-khong-nen-an-com-ruou-nep-ar800901.html