Những tác phẩm ấn tượng của Triển lãm Văn hóa Phật giáo - Festival Huế 2024

Các tác phẩm mượn các hình tượng quen thuộc như người ngồi thiền, người tu tập, học đạo, hoa sen... và ngôn ngữ hội họa để hướng đến chân, thiện, mỹ trong đời sống.

 Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế và Festival mùa Hạ năm 2024, triển lãm Văn hóa Phật giáo là một dấu ấn tĩnh lặng giữa hàng loạt hoạt động nhộn nhịp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế và Festival mùa Hạ năm 2024, triển lãm Văn hóa Phật giáo là một dấu ấn tĩnh lặng giữa hàng loạt hoạt động nhộn nhịp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tại 15A Lê Lợi, thuộc tuyến phố lớn của thành phố nên khán giả có thể dễ dàng đến xem. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tại 15A Lê Lợi, thuộc tuyến phố lớn của thành phố nên khán giả có thể dễ dàng đến xem. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 24 tác giả mang đến hơn 100 tác phẩm thuộc các thể loại tranh sơn mài, sơn acrylic, tranh lụa, tượng… với những phong cách thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

24 tác giả mang đến hơn 100 tác phẩm thuộc các thể loại tranh sơn mài, sơn acrylic, tranh lụa, tượng… với những phong cách thể hiện rõ nét dấu ấn cá nhân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Tinh thần chung của triển lãm là mang đến cái nhìn toàn diện về văn hóa Phật giáo trong đời sống con người, nhất là người Huế. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tinh thần chung của triển lãm là mang đến cái nhìn toàn diện về văn hóa Phật giáo trong đời sống con người, nhất là người Huế. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Từ thời nhà Nguyễn, Huế được coi là một trung tâm văn hóa Phật giáo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Từ thời nhà Nguyễn, Huế được coi là một trung tâm văn hóa Phật giáo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Họa sỹ Đặng Mậu Tựu - một cái tên kỳ cựu đất Huế - góp vào triển lãm 4 tác phẩm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Họa sỹ Đặng Mậu Tựu - một cái tên kỳ cựu đất Huế - góp vào triển lãm 4 tác phẩm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Trong số này ông có tranh “Về phía ánh trăng” là hành trình đi tìm bản ngã, “một hành trình cô độc nhưng không cô đơn.” (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trong số này ông có tranh “Về phía ánh trăng” là hành trình đi tìm bản ngã, “một hành trình cô độc nhưng không cô đơn.” (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Tác phẩm đồng có tên "Cuội" của tác giả Lê Trung Kiên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tác phẩm đồng có tên "Cuội" của tác giả Lê Trung Kiên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Tranh tên toan và thiết kế trên áo dài của Võ Quang Hoành (giữa), hai tác phẩm về sen (hai bên) của Lê Hòa ở một góc triển lãm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tranh tên toan và thiết kế trên áo dài của Võ Quang Hoành (giữa), hai tác phẩm về sen (hai bên) của Lê Hòa ở một góc triển lãm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Nhiều tranh, tượng được lấy cảm hứng từ hình tượng sen và người tu tập. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nhiều tranh, tượng được lấy cảm hứng từ hình tượng sen và người tu tập. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Tranh gò đồng Liên hoa khai của Lê Trung Kiên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tranh gò đồng Liên hoa khai của Lê Trung Kiên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/nhung-tac-pham-an-tuong-cua-trien-lam-van-hoa-phat-giao-festival-hue-2024-post958656.vnp