Niềm tự hào di sản phi vật thể quốc gia 'Hội diều làng Bá Dương Nội'

Chiều 12.4, Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Hội Diều làng Bá Dương Nội' và danh hiệu 'Nghề truyền thống Hà Nội' đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng đã diễn ra trang trọng tại huyện Đan Phượng (Hà Nội).

Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội

Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã trân trọng trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” cho huyện Đan Phượng, xã Hồng Hà và nhân dân làng Bá Dương Nội.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” cho chính quyền và nhân dân địa phương.

Miếu Diều và Hội Diều làng Bá Dương Nội là nơi thờ Thần Linh Châu Thổ. Theo truyền thuyết, di tích này đã tồn tại từ rất lâu đời, gắn liền với Hội diều của cư dân nơi đây. Giá trị nổi bật của di tích là hội thi thả diều, đã được các triều đại phong kiến ban sắc phong tặng.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” cho huyện Đan Phượng, xã Hồng Hà và nhân dân làng Bá Dương Nội

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” cho huyện Đan Phượng, xã Hồng Hà và nhân dân làng Bá Dương Nội

Lễ hội được tổ chức từ ngày 14-16.3 âm lịch hằng năm, mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lễ hội dân gian với đầy đủ niêm luật, nghi thức truyền thống vô cùng độc đáo và riêng biệt, chỉ có ở làng Bá Dương Nội.

Nghề làm Diều sáo đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi đều thành thạo. Ngày nay, làm diều sáo trở thành nghề mang lại thu nhập đáng kể, với 36 hộ gia đình và gần 100 lao động tham gia.

Diều sáo truyền thống làng Bá Dương Nội đã từng bay cao tại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Festival diều Quốc tế tại Huế, Đồ Sơn (Hải Phòng) và nhiều sự kiện tại Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia…

Nhiều nghệ nhân địa phương cũng đã được trao tặng các danh hiệu cao quý như NNND, NNƯT.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” cho chính quyền và nhân dân địa phương

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” cho chính quyền và nhân dân địa phương

Năm 2024, Hội diều làng Bá Dương Nội được Bộ VHTTDL quyết định ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội được UBND TP. Hà Nội quyết định công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống Hà Nội".

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức cho biết, đón nhận danh hiệu là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đan Phượng, đặc biệt là nhân dân làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.

Theo Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, thời gian qua, địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người, các di sản văn hóa, nghề truyền thống, nhất là hội diều và nghề làm diều sáo của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức phát biểu tại buổi lễ

Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức phát biểu tại buổi lễ

Chủ động vận dụng, cụ thể hóa sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của thành phố về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, nghề truyền thống vào điều kiện, tình hình thực tiễn ở cơ sở.

Trong đó, định hướng đầu tư bảo tồn di tích miếu Diều và tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn, để di tích trở thành tài nguyên nhân văn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương.

Tập trung nghiên cứu, quy hoạch không gian văn hóa, không gian thực hành, trải nghiệm di sản văn hóa Việt Nam và nghề truyền thống Hà Nội, hướng tới quy hoạch làng Bá Dương Nội có thể trở thành một trong những “không gian văn hóa sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội.

Nghi thức thả chim bồ câu ước vọng hòa bình

Nghi thức thả chim bồ câu ước vọng hòa bình

“Xây dựng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng bá Dương Nội” trở thành di sản văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; Nghề làm Diều sáo truyền thống Hà Nội có sức sống trường tồn, mãnh liệt…”, ông Nguyễn Văn Đức cho biết.

Ngay sau Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội”, xã Hồng Hà đã khai mạc Lễ hội thả diều truyền thống.

Hội Diều là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối con người với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa vĩnh cửu.

Hội Diều là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối con người với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa vĩnh cửu.

Năm nay, Hội diều làng Bá Dương Nội có 72 con diều dự thi. Theo thể lệ truyền thống, những con diều đủ điều kiện thi có chiều dài tối thiểu 2,2m, rộng tối thiểu 0,6m, có đủ 3 sáo (đường kính sáo phải từ 2,5cm trở lên), cánh diều không được dán bằng giấy bóng trắng… được thả trên cánh đồng làng.

Những con diều có sáo hay nhất, lên cao nhất và đứng im nhất... là con diều chiến thắng.

Với người dân địa phương, hình ảnh những cánh diều no gió bay cao luôn mang đến niềm tự hào sâu sắc. Hội Diều chính là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối con người với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa vĩnh cửu.

MINH NGỌC

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/van-hoa/niem-tu-hao-di-san-phi-vat-the-quoc-gia-hoi-dieu-lang-ba-duong-noi-127523.html