Nụ cười 'tỏa nắng' của những người phụ nữ giữ chiếu cói Phú Tân mãi tươi màu

Dù công việc dệt chiếu thủ công cực nhọc, nụ cười luôn thường trực trên môi những người phụ nữ ở làng nghề chiếu cói Phú Tân (xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Đặt chân đến làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân (thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) âm thanh đầu tiên nghe được là tiếng cười rộn rã, vui tươi của người dân làng nghề và tiếng vang vọng của những khung, máy dệt.

Đặt chân đến làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân (thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) âm thanh đầu tiên nghe được là tiếng cười rộn rã, vui tươi của người dân làng nghề và tiếng vang vọng của những khung, máy dệt.

Nghề dệt chiếu cha truyền con nối, từ đời này qua đời khác đã có mặt và tồn tại ở đây hàng trăm năm mang lại những giá trị truyền thống, đời sống ổn định cho người dân.

Nghề dệt chiếu cha truyền con nối, từ đời này qua đời khác đã có mặt và tồn tại ở đây hàng trăm năm mang lại những giá trị truyền thống, đời sống ổn định cho người dân.

Để có được một chiếc chiếu cói thủ công truyền thống Phú Tân nổi tiếng phải trải qua quy trình phức tạp, đòi hỏi người làm nghề phải cẩn trọng từng khâu. Nguyên liệu phải lựa kỹ để chiếu làm ra có chất lượng tốt.

Để có được một chiếc chiếu cói thủ công truyền thống Phú Tân nổi tiếng phải trải qua quy trình phức tạp, đòi hỏi người làm nghề phải cẩn trọng từng khâu. Nguyên liệu phải lựa kỹ để chiếu làm ra có chất lượng tốt.

Những người phụ nữ làng nghề thoăn thoắt giũ những cọng chiếu có “lãi” (cọng chiếu ngắn hơn với kích thước thông thường là 1,6 m chiều ngang của chiếu). Sau đó đem phơi, nhuộm màu, rồi tiếp tục phơi khô, trước khi dệt phải nhúng nước để cọng cói không bị gãy.

Những người phụ nữ làng nghề thoăn thoắt giũ những cọng chiếu có “lãi” (cọng chiếu ngắn hơn với kích thước thông thường là 1,6 m chiều ngang của chiếu). Sau đó đem phơi, nhuộm màu, rồi tiếp tục phơi khô, trước khi dệt phải nhúng nước để cọng cói không bị gãy.

Nghề dệt chiếu ở Phú Tân đa số là phụ nữ. Họ thức khuya, dậy sớm, sức người làm hơn sức máy để cho ra được những sản phẩm chiếu thủ công truyền thống. Vất vả cực nhọc nhưng trên môi họ, nụ cười luôn thường trực.

Nghề dệt chiếu ở Phú Tân đa số là phụ nữ. Họ thức khuya, dậy sớm, sức người làm hơn sức máy để cho ra được những sản phẩm chiếu thủ công truyền thống. Vất vả cực nhọc nhưng trên môi họ, nụ cười luôn thường trực.

Sự thân thiện, mến khách đã là bản năng vốn có.

Sự thân thiện, mến khách đã là bản năng vốn có.

Để dệt một chiếc chiếu thủ công cần 2 người cùng làm. Miệt mài cả ngày sản phẩm làm được nhiều nhất là 4 đôi chiếu.

Để dệt một chiếc chiếu thủ công cần 2 người cùng làm. Miệt mài cả ngày sản phẩm làm được nhiều nhất là 4 đôi chiếu.

Điều đặc biệt ở làng nghề chiếu Phú Tân là văn hóa lao động, sinh hoạt mang tính cộng đồng, giúp kết nối các thành viên trong gia đình và giữa các hộ trong làng với nhau.

Điều đặc biệt ở làng nghề chiếu Phú Tân là văn hóa lao động, sinh hoạt mang tính cộng đồng, giúp kết nối các thành viên trong gia đình và giữa các hộ trong làng với nhau.

Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân hiện có 156 hộ làm nghề nhưng có đến 153 hộ dệt chiếu thủ công, thu nhập khoảng 60.000 đồng/người/ngày.

Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân hiện có 156 hộ làm nghề nhưng có đến 153 hộ dệt chiếu thủ công, thu nhập khoảng 60.000 đồng/người/ngày.

Chiếu 1,6m dệt thủ công giá chỉ khoảng 80.000 đồng/đôi, chiếu dệt máy giá lên 160.000/đôi, do vậy, một số gia đình đã đầu tư máy móc, cơ giới hóa một phần khâu sản xuất. Ở thôn Phú Tân hiện có 3 hộ dệt chiếu bằng máy với tổng 43 máy.

Chiếu 1,6m dệt thủ công giá chỉ khoảng 80.000 đồng/đôi, chiếu dệt máy giá lên 160.000/đôi, do vậy, một số gia đình đã đầu tư máy móc, cơ giới hóa một phần khâu sản xuất. Ở thôn Phú Tân hiện có 3 hộ dệt chiếu bằng máy với tổng 43 máy.

Nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã tồn tại hơn 100 năm và được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là làng nghề vào năm 2013. Để bảo tồn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị làng nghề, tháng 3/2022, UBND huyện Tuy An đã ban hành đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu cói gắn với du lịch xã An Cư giai đoạn 2021 - 2025.

Nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã tồn tại hơn 100 năm và được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là làng nghề vào năm 2013. Để bảo tồn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị làng nghề, tháng 3/2022, UBND huyện Tuy An đã ban hành đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu cói gắn với du lịch xã An Cư giai đoạn 2021 - 2025.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nu-cuoi-toa-nang-cua-nhung-nguoi-phu-nu-giu-chieu-coi-phu-tan-mai-tuoi-mau-ar836617.html