Phát hiện lỗ đen hiếm gặp, đến chuyên gia cũng rối não

Các nhà khoa học đã phát hiện một lỗ đen khối lượng trung gian hết sức hiếm gặp, gây bối rối vì không có điều gì có thể lý giải chúng là gì và sinh ra từ đâu.

Trong một cụm sao trong thiên hà Andromeda, các nhà thiên văn đã nghiên cứu sự thay đổi ánh sáng các ngôi sao và xác định một lỗ đen có khối lượng gần 100.000 lần Mặt Trời, tức dạng lỗ đen có khối lượng trung gian.

Trong một cụm sao trong thiên hà Andromeda, các nhà thiên văn đã nghiên cứu sự thay đổi ánh sáng các ngôi sao và xác định một lỗ đen có khối lượng gần 100.000 lần Mặt Trời, tức dạng lỗ đen có khối lượng trung gian.

Chúng hết sức hiếm gặp trong vũ trụ. Lỗ đen khối lượng trung gian khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối vì không có điều gì có thể lý giải chúng là gì và sinh ra từ đâu.

Chúng hết sức hiếm gặp trong vũ trụ. Lỗ đen khối lượng trung gian khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối vì không có điều gì có thể lý giải chúng là gì và sinh ra từ đâu.

Các lỗ đen siêu khối là trung tâm của một thiên hà; các lỗ đen cỡ nhỏ là kết quả của những ngôi sao khổng lồ bị sụp đổ còn lỗ đen khối lượng trung gian là gi đến nay vẫn là một ẩn số. Do đó, nó được ca ngợi như kho báu vũ trụ.

Các lỗ đen siêu khối là trung tâm của một thiên hà; các lỗ đen cỡ nhỏ là kết quả của những ngôi sao khổng lồ bị sụp đổ còn lỗ đen khối lượng trung gian là gi đến nay vẫn là một ẩn số. Do đó, nó được ca ngợi như kho báu vũ trụ.

Theo nhà nghiên cứu Anil Seth từ Đại học Utah, khám phá về lỗ đen này có thể giúp lấp đầy một khoảng trống lớn, một liên kết bị mất tích trong thế giới thiên văn.

Theo nhà nghiên cứu Anil Seth từ Đại học Utah, khám phá về lỗ đen này có thể giúp lấp đầy một khoảng trống lớn, một liên kết bị mất tích trong thế giới thiên văn.

Con quái vật nhỏ bí ẩn này nằm trong một cụm sao cầu mang tên B023-G078, là tàn tích của một thiên hà cổ xưa bị Andromeda nuốt mất.

Con quái vật nhỏ bí ẩn này nằm trong một cụm sao cầu mang tên B023-G078, là tàn tích của một thiên hà cổ xưa bị Andromeda nuốt mất.

Nó khiến cho các nhà khoa học đặt ra một giả thuyết: có vẻ lỗ đen không lớn cũng không nhỏ này là trung tâm của thiên hà lùn nhỏ bé từng bị Andromeda nuốt mất.

Nó khiến cho các nhà khoa học đặt ra một giả thuyết: có vẻ lỗ đen không lớn cũng không nhỏ này là trung tâm của thiên hà lùn nhỏ bé từng bị Andromeda nuốt mất.

Nếu như Milky Way của chúng ta - một thiên hà tầm cỡ "quái vật", cũng có lỗ đen "quái vật" tương đương (gấp 4 triệu lần Mặt Trời) thì các thiên hà lùn nhỏ hơn nhiều cũng cần lỗ đen trung tâm tương xứng.

Nếu như Milky Way của chúng ta - một thiên hà tầm cỡ "quái vật", cũng có lỗ đen "quái vật" tương đương (gấp 4 triệu lần Mặt Trời) thì các thiên hà lùn nhỏ hơn nhiều cũng cần lỗ đen trung tâm tương xứng.

Thiên hà Andromeda (M31 hoặc NGC 224) là thiên hà xoắn ốc lớn gần nhất với Dải Ngân Hà của chúng ta. Ở 2,5 triệu năm ánh sáng, đó là thứ xa nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Thiên hà Andromeda (M31 hoặc NGC 224) là thiên hà xoắn ốc lớn gần nhất với Dải Ngân Hà của chúng ta. Ở 2,5 triệu năm ánh sáng, đó là thứ xa nhất mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tháng 6 năm 2012, NASA kết luận rằng trong tương lai Andromeda nhất định sẽ va chạm với Ngân Hà của chúng ta. Hai thiên hà lớn nhất trong nhóm địa phương sẽ lao vào nhau ở vận tốc 1,9 triệu km/h.

Tháng 6 năm 2012, NASA kết luận rằng trong tương lai Andromeda nhất định sẽ va chạm với Ngân Hà của chúng ta. Hai thiên hà lớn nhất trong nhóm địa phương sẽ lao vào nhau ở vận tốc 1,9 triệu km/h.

“Đó sẽ là một vụ sáp nhập thiên hà dữ dội trong vũ trụ”, Roeland van der Marel, một nhà thiên văn đang vận hành kính thiên văn không gian Hubble, phát biểu trong buổi họp báo của NASA.

“Đó sẽ là một vụ sáp nhập thiên hà dữ dội trong vũ trụ”, Roeland van der Marel, một nhà thiên văn đang vận hành kính thiên văn không gian Hubble, phát biểu trong buổi họp báo của NASA.

Đến đây, nhiều người có thể hỏi số phận của Trái Đất sẽ ra sao? Như đã nói, bạn sẽ thấy cực kỳ nuối tiếc bởi hành tinh của chúng ta sẽ rất an toàn, tất nhiên là nếu nó còn tồn tại đến thời điểm đó.

Đến đây, nhiều người có thể hỏi số phận của Trái Đất sẽ ra sao? Như đã nói, bạn sẽ thấy cực kỳ nuối tiếc bởi hành tinh của chúng ta sẽ rất an toàn, tất nhiên là nếu nó còn tồn tại đến thời điểm đó.

Thiên hà Andromeda và dải Ngân Hà Milky Way của chúng ta lần lượt chứa 1.000 tỷ và 300 tỷ ngôi sao. Tuy nhiên, khoảng không gian trống giữa các ngôi sao là rất lớn. Tỷ lệ va chạm giữa hai ngôi sao khi chúng sát nhập là rất nhỏ.

Thiên hà Andromeda và dải Ngân Hà Milky Way của chúng ta lần lượt chứa 1.000 tỷ và 300 tỷ ngôi sao. Tuy nhiên, khoảng không gian trống giữa các ngôi sao là rất lớn. Tỷ lệ va chạm giữa hai ngôi sao khi chúng sát nhập là rất nhỏ.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-lo-den-hiem-gap-den-chuyen-gia-cung-roi-nao-1656609.html