Phụ huynh, học sinh ngỡ ngàng với bản án giao xe máy cho trẻ vị thành niên

Từ phiên tòa giả định, phụ huynh và học sinh nhận thức rõ hành vi vi phạm luật giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 9/11, tại Thanh Hóa, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa, Báo Công lý - Tòa án Nhân dân Tối cao và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo điểm về hoạt động truyền thông "Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông" thông qua bộ tài liệu "Mô hình phiên tòa giả định".

Sự kiện truyền thông "Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông" thông qua bộ tài liệu "Mô hình phiên tòa giả định" được tổ chức tại Thanh Hóa.

Sự kiện truyền thông "Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông" thông qua bộ tài liệu "Mô hình phiên tòa giả định" được tổ chức tại Thanh Hóa.

Từ giả định đến thực tiễn

Hơn 500 học sinh, sinh viên, cùng các phụ huynh, giáo viên các cơ sở giáo dục ở Thanh Hóa tham dự sự kiện.

Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định: Truyền thông từ bộ tài liệu "Mô hình phiên tòa giả định" là một bước tiến, cách làm mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT.

Ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại sự kiện.

Ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại sự kiện.

Với hình thức trực quan, sinh động, người dân có thể hiểu rõ hơn các quy định pháp luật, nguyên nhân, hậu quả, trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan đến hành vi vi phạm; từ đó tạo sự tác động mạnh mẽ vào nhận thức, thúc đẩy ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như nâng cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi người dân.

Theo phiên tòa giả định, Bùi Văn T và Nguyễn Đăng V cùng nhau uống rượu ngoài quán. Sau đó, T giao xe máy cho V cầm lái (V chưa đủ tuổi điều khiển), hậu quả gây TNGT làm 1 người đi đường tử vong.

Kết quả cho thấy, Nguyễn Đăng V đã vi phạm Điểm a và b tại khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017) phạt tù từ 3 - 10 năm; Còn Bùi Văn T đã vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 264 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về việc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ với khung hình phạt tiền từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Trong khuôn khổ của chương trình, Ban tổ chức đưa ra những tình huống giả định từ vụ TNGT liên quan đến sử dụng rượu, bia khi lái xe; giao xe cho người không đủ tuổi điều kiện tham gia giao thông, các mức hình phạt...

Thông qua trao đổi từ phiên tòa giả định, các học sinh, sinh viên được nghe và hiểu hơn các vấn đề liên quan đến việc tham gia giao thông an toàn.

"Em thấy rất hào hứng khi được tham gia chương trình này. Em sẽ nhắc nhở các bạn cùng nhau tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông như sử dụng xe đúng độ tuổi, không đi hàng ngang, lạng lách, đánh võng...", em Chu Đức Huy, lớp 10A6, Trường Phổ thông trung học Hàm Rồng chia sẻ.

Tổ chuyên gia gồm: đại diện của Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Học viện Cảnh sát Nhân dân; Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa tương tác, giải đáp các câu hỏi của học sinh, sinh viên.

Tổ chuyên gia gồm: đại diện của Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Học viện Cảnh sát Nhân dân; Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa tương tác, giải đáp các câu hỏi của học sinh, sinh viên.

Còn chị Nguyễn Thị Nhung, phụ huynh có con đang học lớp 10 trên địa bàn TP Thanh Hóa cho hay: Tôi cũng thấy nhiều vụ TNGT liên quan đến học sinh, hậu quả rất nghiêm trọng. Tôi luôn dạy con ra đường phải đi đứng cẩn thận, chỉ được đi xe đạp, không được đi xe máy. Tôi không đồng ý việc giao xe cho con vì trước hết đó là an toàn cho chính con mình, gia đình và người khác.

Học sinh, sinh viên trả lời các câu hỏi về tình huống tham gia giao thông, lỗi vi phạm và lắng nghe những nhận xét, đánh giá của tổ chuyên gia.

Học sinh, sinh viên trả lời các câu hỏi về tình huống tham gia giao thông, lỗi vi phạm và lắng nghe những nhận xét, đánh giá của tổ chuyên gia.

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết thêm: Chúng ta - thế hệ học sinh cần phải học kỹ năng, làm chủ tốc độ, đi đúng làn đường, chú ý quan sát, xác định điểm mù giao thông khi đi gần xe lớn, xe cao. Đủ tuổi lái xe là một việc, nhưng phải có kỹ năng.

Để tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng về TNGT liên quan đến lứa tuổi học sinh, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Lê Kim Thành cho rằng: Vai trò của bố mẹ, người giám hộ rất quan trọng. Đề nghị các bậc phụ huynh dành thời gian quan tâm tới con em mình, và phải trở thành hình mẫu cho con cái nói theo. Làm được điều đó, trong tương lai, mỗi học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tốt nhất trong lĩnh vực ATGT.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ diễn ra sự kiện.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ diễn ra sự kiện.

Lan tỏa hình thức truyền thông mới

Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sự kiện được tổ chức tại Thanh Hóa đúng vào "Ngày Pháp luật Việt Nam" có ý nghĩa rất thiết thực.

Đây là diễn đàn để các cấp chính quyền, các nhà trường, các tổ chức đoàn thể, hội, các gia đình nâng cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền, quản lý, giáo dục, hướng dẫn kỹ năng cho lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông vì mục tiêu "Tính mạng con người là trên hết".

Chị Nguyễn Thị Nhung, phụ huynh có con đang học lớp 10 trên địa bàn TP Thanh Hóa bày tỏ quan điểm không đồng ý với việc phụ huynh giao xe cho con khi không đủ điều kiện.

Chị Nguyễn Thị Nhung, phụ huynh có con đang học lớp 10 trên địa bàn TP Thanh Hóa bày tỏ quan điểm không đồng ý với việc phụ huynh giao xe cho con khi không đủ điều kiện.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, công tác bảo đảm ATGT cho học sinh đến trường đã được các cấp, các ngành quan tâm trong nhiều năm qua bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể như đầu tư, mở rộng hạ tầng giao thông khu vực cổng trường học, xây dựng mô hình "Trường học an toàn giao thông".

Ngay sau khi Kế hoạch hành động của Ủy ban ATGT Quốc gia thực hiện quy định của pháp luật về "Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông" được ban hành; Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đã triển khai Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh gắn với mô hình "Trường học an toàn giao thông".

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Lê Kim Thành cũng đánh giá cao tính thực tiễn và khả năng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng của hình thức truyền thông này.

"Hy vọng rằng, các đại biểu đến từ Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị sẽ nắm bắt và nghiên cứu áp dụng, triển khai mô hình này một cách hiệu quả và phù hợp tại địa phương, đơn vị mình, góp phần tạo nên một xã hội an toàn, văn minh", Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Lê Kim Thành nói.

Mới đây, ngày 27/3, tại xã Ia Lâu, TAND huyện Chư Prông (Gia Lai) mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, ngụ xã Ia Lâu) về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo khoản 3 Điều 264 BLHS.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo do có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nuôi hai con nhỏ, gia đình hộ nghèo, đã khắc phục hậu quả và có con trong vụ tai nạn cũng đã tử vong.

Trong vụ án này, bị cáo Rơ Mah Pil đã giao xe mô tô cho con trai là Rơ Mah Tinh (sinh tháng 10/2006) khi không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, vi phạm nồng độ cồn, gây tai nạn khiến bốn người tử vong.

Phúc Tuấn

Nguồn ATGT: https://atgt.baogiaothong.vn/phu-huynh-hoc-sinh-ngo-ngang-voi-ban-an-giao-xe-may-cho-tre-vi-thanh-nien-192241109131530304.htm