Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm chủ kinh tế

Thời gian qua, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của địa phương.

Vượt qua nhiều định kiến và rào cản về phong tục tập quán, với sự đồng hành của các cấp hội phụ nữ, nhất là Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, rất nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai đã xây dựng thành công các mô hình kinh tế hiệu quả. Từ sự nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, xây dựng gia đình hạnh phúc, hội viên, phụ nữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của địa phương.

 Gia đình chị Lồ Dìn Sủi, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) có thu nhập cao từ trồng quýt.

Gia đình chị Lồ Dìn Sủi, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) có thu nhập cao từ trồng quýt.

 Phụ nữ vùng cao Mường Khương tự tin ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác.

Phụ nữ vùng cao Mường Khương tự tin ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác.

 Phụ nữ dân tộc Tày ở Văn Bàn phát triển mô hình trồng, kinh doanh măng bói cho thu nhập ổn định.

Phụ nữ dân tộc Tày ở Văn Bàn phát triển mô hình trồng, kinh doanh măng bói cho thu nhập ổn định.

 Từ một người bán hàng rong, nhờ quyết tâm vượt qua định kiến, nỗ lực học tập, chị Giàng Thị Ly (dân tộc Mông), thôn Bản Pho, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã trở thành chủ mô hình homestay.

Từ một người bán hàng rong, nhờ quyết tâm vượt qua định kiến, nỗ lực học tập, chị Giàng Thị Ly (dân tộc Mông), thôn Bản Pho, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã trở thành chủ mô hình homestay.

 Chị Tẩn Tả Mẩy (phải ảnh) đã tự tin vượt qua định kiến về giới và sáng lập Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ (xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa), biến tri thức bản địa trở thành cơ hội kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ dân tộc thiểu số địa phương.

Chị Tẩn Tả Mẩy (phải ảnh) đã tự tin vượt qua định kiến về giới và sáng lập Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ (xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa), biến tri thức bản địa trở thành cơ hội kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ dân tộc thiểu số địa phương.

 Phụ nữ dân tộc Dao xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) vẫn giữ nghề may thêu truyền thống, giúp đem lại thu nhập trong thời gian nông nhàn.

Phụ nữ dân tộc Dao xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) vẫn giữ nghề may thêu truyền thống, giúp đem lại thu nhập trong thời gian nông nhàn.

 Với kinh nghiệm trồng và chăm sóc quế, nhiều phụ nữ xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) đã trở thành chủ mô hình trồng quế cho giá trị kinh tế cao.

Với kinh nghiệm trồng và chăm sóc quế, nhiều phụ nữ xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) đã trở thành chủ mô hình trồng quế cho giá trị kinh tế cao.

 Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai tích cực gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, trong đó, nghề làm bánh truyền thống đem lại thu nhập ổn định.

Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai tích cực gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, trong đó, nghề làm bánh truyền thống đem lại thu nhập ổn định.

 Từ sự nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, góp sức vào quá trình phát triển của địa phương.

Từ sự nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, góp sức vào quá trình phát triển của địa phương.

Vân Thảo

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/anh-phu-nu-dan-toc-thieu-so-tu-tin-lam-chu-kinh-te-post393965.html