Phụ nữ làng đá Khuổi Ky thoát đói, giảm nghèo nhờ phát triển du lịch

Làng đá Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) là ngôi làng có lịch sử hơn 400 năm của đồng bào người Tày. Người dân nơi đây bao đời gắn bó với cây lúa, cây ngô, lam lũ nhọc nhằn vẫn không đủ ăn. Cho đến khi những phụ nữ người Tày mạnh dạn đứng lên vay vốn làm homestay để phát triển du lịch.

 Chị Lý Thị Điệp (35 tuổi, dân tộc Tày), chủ Yến Nhi Homestay đưa du khách nước ngoài đi trải nghiệm ở làng đá Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).

Chị Lý Thị Điệp (35 tuổi, dân tộc Tày), chủ Yến Nhi Homestay đưa du khách nước ngoài đi trải nghiệm ở làng đá Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).

Làng đá Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).

Làng đá Khuổi Ky, tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thác Bản Giốc khoảng 3km. Ngôi làng được xây dựng từ thời nhà Mạc cách nay hơn 400 năm, khi các bậc quyền quý của vương triều này chọn Cao Bằng để đóng đô.

Làng đá Khuổi Ky, tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thác Bản Giốc khoảng 3km. Ngôi làng được xây dựng từ thời nhà Mạc cách nay hơn 400 năm, khi các bậc quyền quý của vương triều này chọn Cao Bằng để đóng đô.

Nổi bật giữa núi rừng nguyên sơ là hàng chục căn nhà bằng đá của đồng bào người Tày. Đá được dùng để dựng nhà, làm đường, chế tác thành các vật dụng trong gia đình. Kiến trúc từ đá khiến diện mạo của Khuổi Ky khác biệt hoàn toàn so với nhiều ngôi làng ở Cao Bằng nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung.

Nổi bật giữa núi rừng nguyên sơ là hàng chục căn nhà bằng đá của đồng bào người Tày. Đá được dùng để dựng nhà, làm đường, chế tác thành các vật dụng trong gia đình. Kiến trúc từ đá khiến diện mạo của Khuổi Ky khác biệt hoàn toàn so với nhiều ngôi làng ở Cao Bằng nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung.

Người Tày ở Khuổi Ky còn rất tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, như các điệu hát then, những giai điệu đàn tính, những món ăn dân dã, giàu bản sắc. Nhưng suốt bao đời nay, bà con chưa biết cách dùng những giá trị di sản văn hóa đó để mang lại của cải, giúp bản thân bớt nghèo, bớt khó khăn.

Người Tày ở Khuổi Ky còn rất tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, như các điệu hát then, những giai điệu đàn tính, những món ăn dân dã, giàu bản sắc. Nhưng suốt bao đời nay, bà con chưa biết cách dùng những giá trị di sản văn hóa đó để mang lại của cải, giúp bản thân bớt nghèo, bớt khó khăn.

Đời sống của bà con chỉ biết trông cậy hoàn toàn vào mảnh ruộng, con sông, con suối, bữa đói, bữa no. Gặp cảnh thất bát, thiên tai, không ít gia đình rơi vào cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Làm thế nào để thoát đói nghèo là niềm trăn trở, day dứt của bà con và chính quyền địa phương.

Đời sống của bà con chỉ biết trông cậy hoàn toàn vào mảnh ruộng, con sông, con suối, bữa đói, bữa no. Gặp cảnh thất bát, thiên tai, không ít gia đình rơi vào cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Làm thế nào để thoát đói nghèo là niềm trăn trở, day dứt của bà con và chính quyền địa phương.

Năm 2008, làng đá Khuổi Ky được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”. Đây được coi như tiền đề, là “cú hích” quan trọng giúp địa phương thúc đẩy phát triển du lịch, từng bước tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho bà con. Du lịch trở thành điểm sáng, được kỳ vọng là cánh cửa giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Năm 2008, làng đá Khuổi Ky được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”. Đây được coi như tiền đề, là “cú hích” quan trọng giúp địa phương thúc đẩy phát triển du lịch, từng bước tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho bà con. Du lịch trở thành điểm sáng, được kỳ vọng là cánh cửa giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Ông Trần Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy cho biết: “Năm 2016, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các ban, ngành chức năng tổ chức các buổi nói chuyện cũng như mở các lớp tập huấn kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách và dịch vụ homestay để mời người dân cùng tham gia, học hỏi. Ngân hàng chính sách xã hội sẵn sàng tạo điều kiện cho bà con vay vốn xây dựng homestay với điều kiện ưu đãi”.

Ông Trần Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy cho biết: “Năm 2016, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các ban, ngành chức năng tổ chức các buổi nói chuyện cũng như mở các lớp tập huấn kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách và dịch vụ homestay để mời người dân cùng tham gia, học hỏi. Ngân hàng chính sách xã hội sẵn sàng tạo điều kiện cho bà con vay vốn xây dựng homestay với điều kiện ưu đãi”.

Công tác cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong làng cũng được chính quyền cử người xuống tận nơi để vận động, hướng dẫn bà con. Làm du lịch giờ đây không còn là câu chuyện của từng cá nhân, hộ gia đình, mà cần phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả cộng đồng. Chính từ sự vận động, thuyết phục và các chính sách hỗ trợ kịp thời của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, người dân Khuổi Ky đã dần thay đổi tư duy, bắt đầu mạnh dạn thử sức với loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch.

Công tác cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong làng cũng được chính quyền cử người xuống tận nơi để vận động, hướng dẫn bà con. Làm du lịch giờ đây không còn là câu chuyện của từng cá nhân, hộ gia đình, mà cần phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả cộng đồng. Chính từ sự vận động, thuyết phục và các chính sách hỗ trợ kịp thời của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, người dân Khuổi Ky đã dần thay đổi tư duy, bắt đầu mạnh dạn thử sức với loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch.

Chị Lý Thị Điệp (35 tuổi, dân tộc Tày), chủ Yến Nhi Homestay, là một trong những người tiên phong trong phát triển du lịch ở Khuổi Ky. Trước 2016, kinh tế của gia đình chị Điệp chủ yếu dựa vào cấy lúa, trồng ngô, các công việc lao động thời vụ (bốc vác, cấy, gặt thuê), kinh tế rất khó khăn.

Chị Lý Thị Điệp (35 tuổi, dân tộc Tày), chủ Yến Nhi Homestay, là một trong những người tiên phong trong phát triển du lịch ở Khuổi Ky. Trước 2016, kinh tế của gia đình chị Điệp chủ yếu dựa vào cấy lúa, trồng ngô, các công việc lao động thời vụ (bốc vác, cấy, gặt thuê), kinh tế rất khó khăn.

“Vì quanh làng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao,... nên khách du lịch mỗi khi tham quan xong, cũng thường ghé vào bản, họ thường xin ngủ nhờ. Ban đầu chúng tôi lấy tiền tùy tâm, nhưng càng về sau khách càng đến đông. Từ đó, cộng với việc tuyên truyền, tập huấn của địa phương, tôi mới nảy lên ý tưởng kinh doanh dịch vụ lưu trú, vay mượn tiền làm homestay”, chị Điệp chia sẻ.

“Vì quanh làng có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao,... nên khách du lịch mỗi khi tham quan xong, cũng thường ghé vào bản, họ thường xin ngủ nhờ. Ban đầu chúng tôi lấy tiền tùy tâm, nhưng càng về sau khách càng đến đông. Từ đó, cộng với việc tuyên truyền, tập huấn của địa phương, tôi mới nảy lên ý tưởng kinh doanh dịch vụ lưu trú, vay mượn tiền làm homestay”, chị Điệp chia sẻ.

Đến năm 2021, chị Điệp mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) để mở thêm cơ sở thứ 2, nâng tổng số lượng khách lưu trú tối đa là 80 người. Ngoài ở, khách du lịch còn được tham gia trải nghiệm đi gặt, lấy củi, đi hái rau rừng, trồng ngô cùng người dân địa phương. Nhờ mạnh dạn kinh doanh du lịch, kinh tế của gia đình chị Điệp ngày càng khá giả hơn, lao động không vất vả như trước, có điều kiện cho con cái học hành, phát triển tốt hơn.

Đến năm 2021, chị Điệp mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) để mở thêm cơ sở thứ 2, nâng tổng số lượng khách lưu trú tối đa là 80 người. Ngoài ở, khách du lịch còn được tham gia trải nghiệm đi gặt, lấy củi, đi hái rau rừng, trồng ngô cùng người dân địa phương. Nhờ mạnh dạn kinh doanh du lịch, kinh tế của gia đình chị Điệp ngày càng khá giả hơn, lao động không vất vả như trước, có điều kiện cho con cái học hành, phát triển tốt hơn.

“Nhìn chung, ở Khuổi Ky, phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tiên phong trong việc phát triển du lịch. Ngoài tấm gương như chị Điệp, còn phải kể đến như chị Mạc Thị Khom, Nguyễn Kim Phương,... Với tinh thần dám nghĩ dám làm, chị em đã dần dần giải phóng sức lao động, có được thu nhập tốt hơn, khiến đời sống gia đình được nâng cao, kéo theo cả làng đá cùng phát triển. Thu nhập bình quân hiện nay đạt từ 35 - 40 triệu đồng/người/năm”, ông Trần Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy chia sẻ.

“Nhìn chung, ở Khuổi Ky, phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tiên phong trong việc phát triển du lịch. Ngoài tấm gương như chị Điệp, còn phải kể đến như chị Mạc Thị Khom, Nguyễn Kim Phương,... Với tinh thần dám nghĩ dám làm, chị em đã dần dần giải phóng sức lao động, có được thu nhập tốt hơn, khiến đời sống gia đình được nâng cao, kéo theo cả làng đá cùng phát triển. Thu nhập bình quân hiện nay đạt từ 35 - 40 triệu đồng/người/năm”, ông Trần Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy chia sẻ.

Đến nay, tại Khuổi Ky đã có 17 homestay, khách tìm đến ngày một đông, cả du khách trong nước và nước ngoài. Việc chuyển hướng phát triển thành công mô hình du lịch tại chỗ ở Khuổi Ky đã góp phần không nhỏ trong phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo của xã Đàm Thủy. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Khuổi Ky chỉ còn 8,9%. Năm 2023, toàn huyện Trùng Khánh đón gần 1 triệu lượt khách, trong đó chỉ riêng làng đá Khuổi Ky đón khoảng 5.000 lượt, với hơn 20% là khách quốc tế.

Đến nay, tại Khuổi Ky đã có 17 homestay, khách tìm đến ngày một đông, cả du khách trong nước và nước ngoài. Việc chuyển hướng phát triển thành công mô hình du lịch tại chỗ ở Khuổi Ky đã góp phần không nhỏ trong phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo của xã Đàm Thủy. Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Khuổi Ky chỉ còn 8,9%. Năm 2023, toàn huyện Trùng Khánh đón gần 1 triệu lượt khách, trong đó chỉ riêng làng đá Khuổi Ky đón khoảng 5.000 lượt, với hơn 20% là khách quốc tế.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/phu-nu-lang-da-khuoi-ky-thoat-doi-giam-ngheo-nho-phat-trien-du-lich-20240823203252134.htm