Phụ nữ Sấn Pản trồng sắn nuôi tằm

Những ngày này, phụ nữ dân tộc thiểu số thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy (Mường Khương) phấn khởi thu hoạch những lứa tằm bán cho thương lái. Mô hình phát triển kinh tế mới với nhiều kỳ vọng đang giúp phụ nữ ở đây nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

 Hằng ngày, phụ nữ trong thôn Sấn Pản cùng lên nương, thu hái lá sắn mang về nuôi tằm.

Hằng ngày, phụ nữ trong thôn Sấn Pản cùng lên nương, thu hái lá sắn mang về nuôi tằm.

 Chị em tích cực giúp nhau thu hái lá sắn, đặc biệt là thời kỳ "tằm ăn rỗi".

Chị em tích cực giúp nhau thu hái lá sắn, đặc biệt là thời kỳ "tằm ăn rỗi".

 Một công đôi việc, thời điểm này, sắn đã vào vụ thu hoạch củ, thay vì bỏ lá lãng phí như trước thì nay được tận dụng để nuôi tằm.

Một công đôi việc, thời điểm này, sắn đã vào vụ thu hoạch củ, thay vì bỏ lá lãng phí như trước thì nay được tận dụng để nuôi tằm.

 Chị Lù Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sấn Pản đã tham quan, học tập mô hình nuôi tằm ở địa phương khác, sau đó tuyên truyền, nhân rộng mô hình trong thôn.

Chị Lù Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sấn Pản đã tham quan, học tập mô hình nuôi tằm ở địa phương khác, sau đó tuyên truyền, nhân rộng mô hình trong thôn.

 Chị Lan tâm sự: "Tôi mong muốn chị em thôn Sấn Pản vươn lên trong cuộc sống với những cách làm kinh tế mới".

Chị Lan tâm sự: "Tôi mong muốn chị em thôn Sấn Pản vươn lên trong cuộc sống với những cách làm kinh tế mới".

 Hướng đi mới của chị Lan được các chị em trong thôn đồng tình ủng hộ, với 10 hộ tham gia. Mô hình nuôi tằm sắn bắt đầu triển khai từ tháng 7/2023.

Hướng đi mới của chị Lan được các chị em trong thôn đồng tình ủng hộ, với 10 hộ tham gia. Mô hình nuôi tằm sắn bắt đầu triển khai từ tháng 7/2023.

 Chị Lan liên kết với hội viên phụ nữ cùng xây dựng cơ sở nuôi và cùng chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ nhau trong quá trình nuôi tằm.

Chị Lan liên kết với hội viên phụ nữ cùng xây dựng cơ sở nuôi và cùng chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ nhau trong quá trình nuôi tằm.

 Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, sản lượng lứa tằm đầu tiên không được như mong muốn. Chị Lan và các hộ nuôi đã bàn bạc, rút kinh nghiệm. Với sự cần cù, chịu khó học hỏi, các chị em đã nắm được quy trình, kỹ thuật nuôi tằm, cho sản lượng ổn định.

Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, sản lượng lứa tằm đầu tiên không được như mong muốn. Chị Lan và các hộ nuôi đã bàn bạc, rút kinh nghiệm. Với sự cần cù, chịu khó học hỏi, các chị em đã nắm được quy trình, kỹ thuật nuôi tằm, cho sản lượng ổn định.

 Sau 20 ngày nuôi tằm sẽ cho thu hoạch, mỗi lứa chị Lan và các hộ thu lãi từ 4 đến 6 triệu đồng.

Sau 20 ngày nuôi tằm sẽ cho thu hoạch, mỗi lứa chị Lan và các hộ thu lãi từ 4 đến 6 triệu đồng.

 Nghề nuôi tằm đã và đang giúp phụ nữ thôn Sấn Pản vươn lên, khẳng định vai trò làm chủ kinh tế.

Nghề nuôi tằm đã và đang giúp phụ nữ thôn Sấn Pản vươn lên, khẳng định vai trò làm chủ kinh tế.

 Nghề nuôi tằm được coi là nghề "ăn cơm đứng", tuy vất vả nhưng đã mở ra một hướng đi mới giúp phụ nữ thôn Sấn Pản thoát nghèo.

Nghề nuôi tằm được coi là nghề "ăn cơm đứng", tuy vất vả nhưng đã mở ra một hướng đi mới giúp phụ nữ thôn Sấn Pản thoát nghèo.

 Chị Bạch Thị Thủy (giữa ảnh), Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nậm Chảy đánh giá cao cách làm mới của phụ nữ thôn Sấn Pản. Chị Thủy cho biết: Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ xã sẽ tích cực tuyên truyền, vận động chị em tiếp tục duy trì, mở rộng nuôi tằm. Không chỉ ở Sấn Pản mà còn lan tỏa ra nhiều thôn khác, giúp chị em nâng cao thu nhập từ nghề nuôi tằm, đồng thời thực hiện tốt các nguồn vốn chính sách ưu đãi, giúp các hội viên vay vốn xây dựng mô hình.

Chị Bạch Thị Thủy (giữa ảnh), Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nậm Chảy đánh giá cao cách làm mới của phụ nữ thôn Sấn Pản. Chị Thủy cho biết: Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ xã sẽ tích cực tuyên truyền, vận động chị em tiếp tục duy trì, mở rộng nuôi tằm. Không chỉ ở Sấn Pản mà còn lan tỏa ra nhiều thôn khác, giúp chị em nâng cao thu nhập từ nghề nuôi tằm, đồng thời thực hiện tốt các nguồn vốn chính sách ưu đãi, giúp các hội viên vay vốn xây dựng mô hình.

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/phu-nu-san-pan-trong-san-nuoi-tam-post375160.html