Quy chuẩn khí thải mới, ô tô nào bị cấm lưu hành ở Hà Nội và TP.HCM?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương về dự thảo quyết định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật khí thải ô tô ở Việt Nam. Quy chuẩn khí thải mới đối với ô tô lưu hành tại Việt Nam sẽ áp dụng 5 mức.

Phân loại 5 mức khí thải với ô tô

Hai dự thảo quy định về tiêu chuẩn và kiểm định khí thải, một cho xe ô tô lưu hành, một cho xe máy hiện đang được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ chính thức ban hành ngay trong năm nay.

Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống phân loại khí thải ô tô thành 5 mức, từ mức 1 (thấp nhất) đến mức 5 (cao nhất). Hà Nội và TP.HCM sẽ đi đầu trong việc siết chặt tiêu chuẩn: từ năm 2027, các xe ô tô đăng ký tại hai thành phố này sẽ phải đạt mức khí thải 5, sớm hơn một năm so với các tỉnh thành khác. Các xe sản xuất từ năm 2022 sẽ phải đạt mức 4 từ 2026, còn xe sản xuất trước năm 1999 chỉ cần đạt mức 1.

Kiểm soát, nâng cao tiêu chuẩn khí thải để bảo vệ môi trường.

Kiểm soát, nâng cao tiêu chuẩn khí thải để bảo vệ môi trường.

Hiện tại bộ tiêu chuẩn khí thải phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng nhất chính là EURO, do Liên minh Châu Âu khởi xướng từ năm 1992. Mỗi cấp độ EURO (từ EURO 1 đến EURO 6d hiện nay) là một lần siết chặt giới hạn phát thải của các khí độc hại như NOx (nitơ oxit), HC (hydrocarbon), CO (carbon monoxide) và PM (bụi mịn). Ví dụ, tiêu chuẩn EURO 6 giới hạn NOx chỉ còn 0,08g/km với xe diesel, một mức cực kỳ khắt khe so với các thế hệ trước.

Hệ thống tiêu chuẩn khí thải EURO cho các loại ô tô:

Việt Nam hiện nay đang dựa trên bộ tiêu chuẩn này. Cụ thể, từ năm 2017, ô tô sản xuất mới phải đạt tối thiểu EURO 4, và từ năm 2022, xe chạy dầu diesel buộc đạt EURO 5. Cụ thể:

Năm sản xuất của ô tô

Hà Nội & TP.HCM

Các tỉnh/thành khác

Như vậy, ô tô sản xuất từ năm 2022 áp dụng mức 4 kể từ năm 2026. Riêng các xe đăng ký tại Hà Nội và TP.HCM phải đáp ứng mức 5 từ năm 2027. Còn các tỉnh, thành khác sẽ áp dụng mức 5 từ năm 2028.

Đối với ô tô sản xuất từ năm 2017, tại Hà Nội và TP.HCM áp dụng mức 4 từ năm 2026; các tỉnh thành khác chỉ yêu cầu mức 3 từ cùng thời điểm.

Cụ thể, ô tô sản xuất từ năm 2022 dự kiến áp dụng mức 4 từ ngày 1/1/2026. Riêng ô tô đăng ký biển số Hà Nội và TP.HCM áp dụng mức 5 từ ngày 1/1/2027, còn các tỉnh thành khác áp dụng mức 5 từ năm 2028.

Đối với ô tô sản xuất từ năm 2017 áp dụng mức 4 tại Hà Nội và TP.HCM kể từ ngày 1/1/2026, các tỉnh khác được đề xuất chỉ yêu cầu mức 3 trong cùng thời điểm.

Những ô tô sản xuất từ trước năm 1999 áp dụng mức 1 và ô tô sản xuất từ năm 1999 áp dụng mức 2 kể từ ngày quyết định nói trên có hiệu lực.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường nói gì về nâng tiêu chuẩn khí thải?

Ông Lê Hoài Nam - Phó Cục trưởng Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, khi áp dụng mức 4 tại TP.HCM vào đầu năm 2026, ô tô đời sản xuất trước 2017 có lượng phát thải đạt chuẩn vẫn có thể lưu thông bình thường. Người dân cần hiểu đúng để thực hiện đúng quy định mà các cơ quan ban hành. Ngoài ra, chủ xe có thể lưu ý bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên không để xảy ra xả thải quá mức cho xe, nhất là xe đời cũ.

Ông Lê Hoài Nam cũng cho biết, việc xây dựng lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành nhằm mục tiêu kiểm soát, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện chất lượng môi trường sống.

Lộ trình này tạo cơ sở pháp lý để từng bước loại bỏ phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải, thúc đẩy việc chuyển đổi sang phương tiện sạch, thân thiện với môi trường.

Việc áp dụng lộ trình cũng nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ phát triển giao thông đô thị bền vững, hiện đại theo định hướng chiến lược quốc gia. Đây cũng là bước đi cần thiết nhằm tiến tới xây dựng hệ thống giao thông bền vững và phát triển đô thị xanh trong tương lai.

Dự thảo đưa ra quan điểm cần thực hiện lộ trình một cách thận trọng, khả thi, có phân kỳ phù hợp. Đồng thời, cần tính toán đầy đủ tác động kinh tế - xã hội, tránh gây xáo trộn lớn cho đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhóm người thu nhập thấp phụ thuộc vào xe mô tô, xe gắn máy.

Ưu tiên áp dụng trước tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nghiên cứu triển khai thí điểm tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM trước khi nhân rộng ra toàn quốc, kết hợp với các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, truyền thông và chính sách ưu đãi.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy (xe máy) lưu hành ở Việt Nam.

Theo dự thảo, thời điểm bắt đầu thực hiện kiểm định khí thải xe máy đang lưu hành như sau: Từ 1 tháng 1 năm 2027 đối với xe máy lưu hành trên địa bàn 2 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 1 tháng 1 năm 2028 đối với xe máy lưu hành trên địa bàn 4 thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, gồm thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và thành phố Huế.

Từ 1 tháng 1 năm 2030 đối với xe máy lưu hành trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn lại. Tùy theo tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố này có thể quy định áp dụng thời hạn sớm hơn.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam nói chung và một số đô thị lớn nói riêng có xu hướng gia tăng, chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5.

Ngày 17/11/2020 Luật Bảo vệ môi trường chính thức được Quốc hội thông qua. Tại khoản 7, Điều 65 có quy định: "Chính phủ ban hành lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường".

Khoản 2, điều 102 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, bao gồm phương tiện là xe máy lưu hành.

Tô Hội

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/quy-chuan-khi-thai-moi-o-to-nao-bi-cam-luu-hanh-o-ha-noi-va-tphcm-169250512112402303.htm