Robert Mugabe, từ anh hùng đến Tổng thống 'tham quyền cố vị' của Zimbabwe

Cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe vừa qua đời ở tuổi 95 sau khi phải điều trị tại bệnh viện Singapore từ tháng 4-2019. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc nhưng sau 37 năm cầm quyền, di sản mà nhà lãnh đạo này để lại cho Zimbabwe cũng đáng lo ngại.

 Ông Mugabe sinh ngày 21-2-1924. Là một nhà lãnh đạo du kích, ông đã đấu tranh chống lại sự cai trị của nhóm thiểu số người da trắng và phải ngồi tù nhiều năm.

Ông Mugabe sinh ngày 21-2-1924. Là một nhà lãnh đạo du kích, ông đã đấu tranh chống lại sự cai trị của nhóm thiểu số người da trắng và phải ngồi tù nhiều năm.

 Trong thời gian bị cầm tù hơn 10 năm, ông đã quyết liệt đấu tranh để chấm dứt chế độ thuộc địa của Anh tại Nam Rhodesia (tên gọi cũ của Zimbabwe).

Trong thời gian bị cầm tù hơn 10 năm, ông đã quyết liệt đấu tranh để chấm dứt chế độ thuộc địa của Anh tại Nam Rhodesia (tên gọi cũ của Zimbabwe).

 Sau 10 năm ngồi tù, ông lấy được bằng đại học về giáo dục, kinh tế và luật từ Đại học London. Ông cũng là người khởi xướng thành lập Liên minh Quốc gia châu Phi - Zimbabwe.

Sau 10 năm ngồi tù, ông lấy được bằng đại học về giáo dục, kinh tế và luật từ Đại học London. Ông cũng là người khởi xướng thành lập Liên minh Quốc gia châu Phi - Zimbabwe.

 Là một nhà lãnh đạo trong công cuộc đòi độc lập của Zimbabwe, ông Mugabe thường được so sánh với cố lãnh đạo Nelson Mandela của Nam Phi

Là một nhà lãnh đạo trong công cuộc đòi độc lập của Zimbabwe, ông Mugabe thường được so sánh với cố lãnh đạo Nelson Mandela của Nam Phi

 Robert Mugabe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tiên của Zimbabwe độc lập, trở thành Thủ tướng năm 1980. Sau đó Zimbabwe bãi bỏ Văn phòng Thủ tướng năm 1987 và ông Mugabe trở thành Tổng thống.

Robert Mugabe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tiên của Zimbabwe độc lập, trở thành Thủ tướng năm 1980. Sau đó Zimbabwe bãi bỏ Văn phòng Thủ tướng năm 1987 và ông Mugabe trở thành Tổng thống.

 Trong những năm đầu cầm quyền, ông Mugabe được ca ngợi vì là người đưa giáo dục và y tế đến với những người da màu thiểu số.

Trong những năm đầu cầm quyền, ông Mugabe được ca ngợi vì là người đưa giáo dục và y tế đến với những người da màu thiểu số.

 Tổng thống Zimbabwe và Chủ tịch Fidel Castro tại Havana, Cuba ngày 8-6-1992

Tổng thống Zimbabwe và Chủ tịch Fidel Castro tại Havana, Cuba ngày 8-6-1992

 Nhưng ông nhanh chóng trở thành một nhà cai trị độc đoán. Các chính sách cứng rắn, trong đó có quyết định tịch thu đất đai của nông dân da trắng đã khiến nền kinh tế đất nước suy sụp.

Nhưng ông nhanh chóng trở thành một nhà cai trị độc đoán. Các chính sách cứng rắn, trong đó có quyết định tịch thu đất đai của nông dân da trắng đã khiến nền kinh tế đất nước suy sụp.

 Vào những năm cuối khi còn đương chức, ông bị cố cáo lạm dụng quyền lực và tham nhũng.

Vào những năm cuối khi còn đương chức, ông bị cố cáo lạm dụng quyền lực và tham nhũng.

 Ông Robert Mugabe và bà Grace Marufu làm lễ cưới tháng 8-1996 (ảnh). Khi đất nước rơi vào cảnh hoang tàn về kinh tế, ông Mugabe và vợ phải đối mặt với những chỉ trích dữ dội vì lối sống xa hoa.

Ông Robert Mugabe và bà Grace Marufu làm lễ cưới tháng 8-1996 (ảnh). Khi đất nước rơi vào cảnh hoang tàn về kinh tế, ông Mugabe và vợ phải đối mặt với những chỉ trích dữ dội vì lối sống xa hoa.

 Ông đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của mình bằng một bữa tiệc xa hoa có giá 250.000 USD, ngay cả khi đất nước vẫn trong cuộc khủng hoảng cả về mặt kinh tế và y tế.

Ông đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của mình bằng một bữa tiệc xa hoa có giá 250.000 USD, ngay cả khi đất nước vẫn trong cuộc khủng hoảng cả về mặt kinh tế và y tế.

 Trong suốt thời gian nắm quyền, ông liên tục từ chối các yêu cầu từ chức, khẳng định ông sẽ chỉ rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo khi “cuộc cách mạng” của mình hoàn tất.

Trong suốt thời gian nắm quyền, ông liên tục từ chối các yêu cầu từ chức, khẳng định ông sẽ chỉ rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo khi “cuộc cách mạng” của mình hoàn tất.

 Ông chỉ chịu từ bỏ quyền lực sau khi bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự tháng 11-2017 sau 37 năm cầm quyền. Trong ảnh: Ông Mugabe lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau vụ đảo chính hồi năm 2017

Ông chỉ chịu từ bỏ quyền lực sau khi bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự tháng 11-2017 sau 37 năm cầm quyền. Trong ảnh: Ông Mugabe lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau vụ đảo chính hồi năm 2017

 Tháng 11-2018, Tổng thống Emmerson Mnangagwa cho biết, ông Mugabe không thể đi lại được và đang được điều trị ở Singapore.

Tháng 11-2018, Tổng thống Emmerson Mnangagwa cho biết, ông Mugabe không thể đi lại được và đang được điều trị ở Singapore.

 Từng được cộng đồng quốc tế coi là niềm hy vọng của đất nước Zimbabwe, ông Mugabe lại rời vị trí lãnh đạo với một di sản đáng lo ngại, đẩy quốc gia từng được gọi là trụ cột của miền Nam châu Phi vào cảnh nghèo đói.

Từng được cộng đồng quốc tế coi là niềm hy vọng của đất nước Zimbabwe, ông Mugabe lại rời vị trí lãnh đạo với một di sản đáng lo ngại, đẩy quốc gia từng được gọi là trụ cột của miền Nam châu Phi vào cảnh nghèo đói.

 “Đây là một người có rất nhiều điều có thể dành cho dân tộc Zimbabwe, nhưng ông đã không làm như thế, ông ấy chỉ lo cho bản thân mình”, Trevor Ncube, một trong những nhà xuất bản quyền lực nhất của nước này nhận xét.

“Đây là một người có rất nhiều điều có thể dành cho dân tộc Zimbabwe, nhưng ông đã không làm như thế, ông ấy chỉ lo cho bản thân mình”, Trevor Ncube, một trong những nhà xuất bản quyền lực nhất của nước này nhận xét.

Hải Yến (Theo Telegraph/Guardian)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/robert-mugabe-tu-anh-hung-den-tong-thong-tham-quyen-co-vi-cua-zimbabwe/824406.antd