Sau mưa, cây trong vườn rớt 'cục bầy nhầy' khiến gia chủ bối rối

Sau trận mưa, một người dân ở Sydney, Australia ra vườn nhà thì giật mình thấy cây rớt 'cục bầy nhầy' giống sứa biển. Chủ nhà đã đăng tải sự việc lên mạng và 'cầu cứu' mọi người xem loại cây này là cây gì.

Một người dân ở Sydney, Australia hoang mang, lo lắng khi phát hiện cây trong vườn rớt "cục bầy nhầy" giống sứa biển sau trận mưa. Người này đã chụp ảnh rồi đăng lên mạng xã hội và "cầu cứu" mọi người xem có biết đó là gì hay không.

Một người dân ở Sydney, Australia hoang mang, lo lắng khi phát hiện cây trong vườn rớt "cục bầy nhầy" giống sứa biển sau trận mưa. Người này đã chụp ảnh rồi đăng lên mạng xã hội và "cầu cứu" mọi người xem có biết đó là gì hay không.

Sau khi xem ảnh, nhiều người đã để lại bình luận. Một số người hài hước nói đùa rằng đó là "nước mũi của cây" hoặc "chuối tan chảy". Thế nhưng, trên thực tế, đó là nhựa của cây hồng tước.

Sau khi xem ảnh, nhiều người đã để lại bình luận. Một số người hài hước nói đùa rằng đó là "nước mũi của cây" hoặc "chuối tan chảy". Thế nhưng, trên thực tế, đó là nhựa của cây hồng tước.

Cây hồng tước (hay còn gọi cây lửa Illawarra, cây Chuông đỏ Australia) tiết ra một loại nhựa dẻo kỳ lạ trông giống như "cục bầy nhầy".

Cây hồng tước (hay còn gọi cây lửa Illawarra, cây Chuông đỏ Australia) tiết ra một loại nhựa dẻo kỳ lạ trông giống như "cục bầy nhầy".

Giáo sư Brett Summerell công tác tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Sydney cho hay, "cục bầy nhầy" tiết ra từ cây hồng tước sau mỗi trận mưa hay khi thời tiết ẩm ướt.

Giáo sư Brett Summerell công tác tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Sydney cho hay, "cục bầy nhầy" tiết ra từ cây hồng tước sau mỗi trận mưa hay khi thời tiết ẩm ướt.

Theo lý giải của Giáo sư Brett Summerell, ông đã chứng kiến cảnh tượng trên khá nhiều trong mùa Hè. Cây hồng tước tạo ra chất gel từ vỏ hạt và từ các vết thương trên cành, thân cây.

Theo lý giải của Giáo sư Brett Summerell, ông đã chứng kiến cảnh tượng trên khá nhiều trong mùa Hè. Cây hồng tước tạo ra chất gel từ vỏ hạt và từ các vết thương trên cành, thân cây.

Đó là một cơ chế bảo vệ của cây hồng tước để nó hồi phục sau khi bị tổn thương hoặc bị sâu bệnh tấn công.

Đó là một cơ chế bảo vệ của cây hồng tước để nó hồi phục sau khi bị tổn thương hoặc bị sâu bệnh tấn công.

Hạt của cây hồng tước có giá trị dinh dưỡng. Nó có thể rang lên hoặc xay ra để ăn.

Hạt của cây hồng tước có giá trị dinh dưỡng. Nó có thể rang lên hoặc xay ra để ăn.

Mời độc giả xem video: Những cây có hình thù kỳ dị: Cây như quái vật, cây như ác quỷ.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sau-mua-cay-trong-vuon-rot-cuc-bay-nhay-khien-gia-chu-boi-roi-1954386.html