Sau sáp nhập, địa phương nào đông dân nhất cả nước?

Đây sẽ là địa phương có dân số đông nhất cả nước sau sáp nhập lên tới 13,6 triệu người.

1. Sau sáp nhập, địa phương nào đông dân nhất cả nước?

A

Hải Phòng

B

Hà Nội

C

TP.HCM

Theo Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương). Theo đó, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương được sáp nhâp với nhau để trở thành TP.HCM.
Về dân số, theo Tổng cục thống kê năm 2023, TP.HCM hiện nay có 9,456 triệu người, Bà Rịa - Vũng Tàu có 1,187 triệu người, Bình Dương có 2,823 triệu người. Như vậy, sau khi 3 địa phương này sáp nhập, TP.HCM sẽ có số dân đông nhất cả nước lên tới hơn 13,6 triệu người.

D

Nghệ An

2. Sau sáp nhập, dự kiến địa phương nào ít dân nhất?

A

Điện Biên

B

Lai Châu

Trước khi sáp nhập, Bắc Kạn là tỉnh có số dân ít nhất cả nước với 326.504 người. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bắc Kạn được sáp nhập với Thái Nguyên để trở thành tỉnh Thái Nguyên. Như vậy, Thái Nguyên mới sẽ có 1,694 triệu người.
Sau sáp nhập, Lai Châu trở thành tỉnh ít dân nhất Việt Nam với 494.626 người. Lai Châu hiện là tỉnh biên giới phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 450 km. Trong quý I/2025, GRDP của tỉnh đạt khoảng 2.931 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 11,32% so với cùng kỳ.

C

Lạng Sơn

D

Cao Bằng

3. Dự kiến có bao nhiêu tỉnh được giữ nguyên trạng?

A

9

B

10

C

11

Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4/2025, 11 tỉnh, thành sẽ được giữ nguyên trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.
Cũng theo Nghị quyết, chính quyền các địa phương trên cả nước sẽ được tổ chức theo 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Cấp huyện sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Quốc hội thông qua việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025. Dự kiến, cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

D

12

4. Tỉnh nào có nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhất?

A

Phú Thọ

B

Nghệ An

C

Hà Nội

D

Thanh Hóa

Thanh Hóa hiện là địa phương có nhiều đơn vị hành chính cấp xã (xã, phường, thị trấn) nhất - 547. Kế đến là Hà Nội - 526. Các địa phương còn lại đều dưới 500.
Tuy nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của Thanh Hóa và các tỉnh, thành khác sẽ giảm mạnh sau sáp nhập trong năm nay. Dự kiến số phường, xã ở Thanh Hóa chỉ còn 166, tức giảm gần 70%.

5. Dự kiến tỉnh nào diện tích lớn nhất sau sáp nhập?

A

TP.HCM

B

Lâm Đồng

Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương). Hiện Nghệ An rộng nhất cả nước với 16.486,5km².
Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh mới Lâm Đồng (gồm Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận hiện nay) sẽ có diện tích lớn nhất cả nước - trên 24.200km². Tỉnh rộng thứ 2 là Gia Lai mới (gồm tỉnh Gia Lai và Bình Định), diện tích hơn 21.500km².
Tỉnh Đắk Lắk mới (sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên) sẽ là tỉnh rộng thứ 3 với diện tích hơn 18.000km².

C

Hà Nội

D

Gia Lai

Lâm Hoàng

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/sau-sap-nhap-dia-phuong-nao-dong-dan-nhat-ca-nuoc-ar938868.html