Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ V)
Hãng Shell có thể lựa chọn sử dụng tín chỉ carbon chất lượng cao để đền bù mọi lượng khí thải còn lại từ các hoạt động của mình, phù hợp với hệ thống phân cấp giảm nhẹ gồm tránh, giảm thiểu và đền bù.
Mục tiêu của hãng Shell là trở thành doanh nghiệp kinh doanh năng lượng net-zero (2050), trong đó bao gồm lượng khí thải net-zero từ hoạt động của bản hãngcũng như lượng phát thải net-zero từ việc sử dụng cuối tất cả các sản phẩm năng lượng mà hãng Shell bán ra. Trong ngắn hạn và trung hạn, hãng Shellcũng đã đặt ra các mục tiêu về thích ứng với biến đổi khí hậu cho lượng phát thải mà hãng Shell có thể kiểm soát, cụ thể là phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2, phát thải khí methane và đốt dầu thường xuyên.
Hãng Shell cũng đã đặt ra các mục tiêu và tham vọng về ứng phó với biến đổi khí hậu đối với lượng khí thải nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, bao gồm tham vọng của hãng Shell nhằm cắt giảm lượng khí thải của khách hàng thuộc Phạm vi 3, Danh mục 11 từ việc sử dụng các sản phẩm dầu của hãng Shell và mục tiêu của bản hãng cắt giảm cường độ carbon ròng của tất cả các sản phẩm năng lượng mà hãng Shell bán ra trên thị trường.
Cắt giảm lượng phát thải
Tháng 10/2021, hãng Shell đã đặt mục tiêu cắt giảm một nửa lượng khí thải từ các hoạt động của mình (Phạm vi 1), cộng với năng lượng hãng Shell mua để vận hành chúng (Phạm vi 2) vào năm 2030 so với mức của năm 2016 trên cơ sở ròng net. Để cắt giảm lượng carbon trong hoạt động của mình, hãng Shell đang tập trung vào: (i) Thực hiện các thay đổi danh mục đầu tư như mua lại và đầu tư vào các dự án mới, carbon thấp cũng như đang ngừng hoạt động các nhà máy, thoái vốn tài sản và cắt giảm sản lượng do sự suy giảm tự nhiên của các mỏ giếng dầu khí hiện có; (ii) Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; (iii) Chuyển đổi các nhà máy lọc dầu tích hợp còn lại thành các khu công viên năng lượng và hóa chất carbon thấp, bao gồm việc ngừng hoạt động các nhà máy; (iv) Sử dụng nhiều điện tái tạo hơn để cung cấp năng lượng cho hoạt động; và (v) Phát triển khả năng thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) cho các cơ sở.
Hãng Shell có thể lựa chọn sử dụng tín chỉ carbon chất lượng cao để đền bù mọi lượng khí thải còn lại từ các hoạt động của mình, phù hợp với hệ thống phân cấp giảm nhẹ gồm tránh, giảm thiểu và đền bù. Những hành động hãng Shell sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của danh mục tài sản của bản hãng và sự phát triển liên tục của các công nghệ đổi mới sáng tạo cắt giảm lượng khí thải carbon. Hãng Shell còn kỳ vọng trên cơ sở danh mục đầu tư ròng, các khoản đầu tư mới trong danh mục đầu tư của hãng Shell sẽ làm gia tăng lượng phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2 trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2030 song mức tăng này sẽ bị ảnh hưởng bởi các khoản thoái vốn theo kế hoạch và sự suy giảm tự nhiên của các mỏ giếng dầu khí. Hiện các khoản đầu tư của hãng Shell vào việc sản xuất năng lượng carbon thấp như nhiên liệu sinh học sẽ làm gia tăng lượng phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2, đồng thời cắt giảm cường độ carbon ròng của các sản phẩm hãng Shell bán ra trên thị trường. Việc giảm lượng khí thải tiếp theo của hãng Shell được phản ánh trong các cơ chế cũng như lộ trình dự kiến để đạt được mục tiêu net-zero của hãng Shell (2030).
Hiện lượng phát thải khí nhà kính GHG trực tiếp của hãng Shell (Phạm vi 1, ranh giới kiểm soát hoạt động) đã giảm từ 51 triệu tấn carbon dioxide tương đương (CO₂e) (2022) xuống chỉ còn 50 triệu tấn CO₂e (2023) bởi do một số yếu tố bao gồm: Thoái vốn vào năm 2022 (ví dụ như các nhà máy lọc dầu Deer Park và Mobile , chuyển nhượng Miskar (Tunisia), dự án PSC Baram Delta Operations (BDO) ngoài khơi và Lô SK307 PSC (Philippines) và chuyển giao hoạt động tại OML 11 (Nigeria) (2022); thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch (ví dụ như cơ sở hóa chất Deer Park); cắt giảm đốt dầu thường xuyên từ các tài sản bao gồm Shell Nigeria Exploration and Production Company (SNEPCo); các hoạt động giảm thiểu và mua điện tái tạo. Hiện những mức giảm phát thải này được đền bù một phần do Shell Polymers Monaca có nhiều đơn vị hơn hoạt động (2023) và lượng khí thải cao hơn từ nhà máy khí hóa lỏng Pearl và cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng nổi Prelude của hãng Shellvới sản lượng gia tăng lên.
Phát thải khí methane
Phát thải khí methane bao gồm những phát thải từ rò rỉ không chủ ý, thông gió và đốt cháy không hoàn toàn, ví dụ như từ ngọn lửa và turbine. Mục tiêu của hãng Shell là duy trì cường độ phát thải khí methane dưới 0,2% tiếp tục được đáp ứng (2023). Cường độ phát thải khí methane tổng thể của hãng Shell là 0,05% đối với các cơ sở có khí đốt được bán trên thị trường và 0,001% đối với các cơ sở không có khí đốt trên thị trường. Hãng Shell tỏ kỳ vọng lượng khí thải methane được định lượng theo phương pháp thực hành tốt nhất trong lĩnh vực, với mục tiêu bao gồm tất cả các tài sản dầu khí do hãng Shell vận hành trong các hoạt động kinh doanh khí đốt thượng nguồn và khí tích hợp. Đến cuối năm 2023, hãng Shell đã cắt giảm tổng lượng khí thải methane xuống chỉ còn 70% kể từ năm 2016. Năm 2023, tổng lượng khí thải methane của hãng Shell là 41 nghìn tấn so với mức 40 nghìn tấn (2022). Mức tăng này là do hệ thống thông hơi (ví dụ như bảo trì hệ thống tài sản Prelude của hãng Shellvà các vấn đề vận hành trong tài sản do Sarawak Shell Berhad vận hành) và sự gia tăng lượng phát thải được báo cáo từ tài sản khí đốt tích hợp ở Canada do việc áp dụng các phép đo mức nguồn nâng cao phù hợp với yêu cầu báo cáo của OGMP 2.0.
Đốt dầu thường xuyên
Hãng Shell hiện đang nỗ lực giảm thiểu việc đốt dầu thường xuyên, hoạt động này không hiệu quả và góp phần gây ra tác động của biến đổi khí hậu. Sự bùng phát khí thường xuyên xảy ra trong quá trình sản xuất dầu thông thường khi không thể sử dụng khí hoặc bơm lại vào giếng. Năm 2021, hãng Shell đã đưa ra mục tiêu loại bỏ việc đốt dầu thường xuyên khỏi các hoạt động thượng nguồn đến năm 2025 kể từ năm 2030. Điều này giúp đẩy nhanh cam kết của hãng Shell (2015) là chấm dứt đốt dầu thường xuyên với tư cách là một bên ký kết Sáng kiến không đốt dầu thường xuyên của Ngân hàng Thế giới WB (2030). Tổng lượng đốt dầu thường xuyên từ các tài sản dầu khí thượng nguồn của hãng Shell vẫn tương đối ổn định vào năm 2023 so với mức năm 2022 giữ ở mức 0,1 triệu tấn, giảm từ 1,1 triệu tấn (2016).
Khoảng 50% tổng số vụ đốt dầu thường xuyên và không thường xuyên tại các cơ sở khí đốt tích hợp và thượng nguồn của hãng Shell (2023) xảy ra tại các cơ sở do SPDC và Shell Nigeria Exploration and Production Company (SNEPCo) vận hành. Ngày 16/1/2024, hãng Shell đã đạt được thỏa thuận bán SPDC cho một tập đoàn gồm 5 công ty và phải được Chính phủ Liên bang Nigeria chấp thuận và cùng các điều kiện khác.
Cắt giảm cường độ carbon ròng
Hãng Shell đã đặt mục tiêu cắt giảm cường độ carbon ròng (NCI) của các sản phẩm năng lượng bán ra ở mức từ 9% đến 12% (2024), 9%-13% (2025), 15%-20% (2030) và 100% (2050). Mục đích sử dụng của số liệu NCI là để theo dõi tiến độ trong việc cắt giảm cường độ carbon tổng thể của các sản phẩm năng lượng do hãng Shell bán ra, theo đó, cường độ carbon ròng đo lường lượng khí thải liên quan đến từng đơn vị năng lượng hãng Shell bán ra so với mức cơ sở năm 2016. Điều này phản ánh những thay đổi trong doanh số bán các sản phẩm dầu khí cũng như những thay đổi trong doanh số bán các sản phẩm carbon thấp và không có carbon như nhiên liệu sinh học, hydrogen và điện tái tạo. Không giống như phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2, việc cắt giảm cường độ carbon ròng của các sản phẩm hãng Shell bán ra đòi hỏi phải có hành động của cả bản hãng và khách hàng, với sự hỗ trợ của chính phủ các nước và các nhà hoạch định chính sách để tạo điều kiện phù hợp cho sự thay đổi.
Việc hãng Shell tập trung vào lĩnh vực có thể tạo ra nhiều giá trị nhất đã dẫn đến sự thay đổi chiến lược trong hoạt động kinh doanh năng lượng khi mà có kế hoạch xây dựng hoạt động kinh doanh năng lượng tích hợp, bao gồm cả năng lượng tái tạo, ở những khu vực như Australia, châu Âu, CH Ấn Độ và Hoa Kỳ. Hãng Shell cũng đã rút khỏi việc cung cấp năng lượng trực tiếp cho các hộ gia đình ở châu Âu bởi do không tin tưởng đó là điểm mạnh của bản hãng. Phù hợp với sự chuyển đổi sang ưu tiên giá trị hơn là sản lượng điện, hãng Shell hiện đang tập trung vào các thị trường và phân khúc chọn lọc. Một ví dụ là hãng Shell tập trung vào khách hàng thương mại hơn là khách hàng bán lẻ. Với sự tập trung vào giá trị này, hãng Shell dự báo mức tăng trưởng trong tổng doanh thu bán điện đến năm 2030 sẽ thấp hơn so với kế hoạch trước đó, điều này đã dẫn đến việc cập nhật mục tiêu cắt giảm cường độ carbon ròng của bản hãng. Hãng Shell hiện đang nhắm mục tiêu cắt giảm từ 15% đến 20% cường độ carbon ròng của các sản phẩm năng lượng mà hãng Shell bán ra (2030) so với mức của năm 2016 và so với mục tiêu trước đó của hãng Shell là cắt giảm tới 20%.
Với việc thừa nhận sự không chắc chắn về tốc độ thay đổi trong quá trình chuyển đổi năng lượng, hãng Shell cũng đã lựa chọn hủy bỏ mục tiêu năm 2035 là cắt giảm tới 45% cường độ carbon ròng với động lực lớn nhất để cắt giảm cường độ carbon ròng là gia tăng doanh thu và nhu cầu về năng lượng carbon thấp. Sự thay đổi về doanh thu bán các sản phẩm và dịch vụ này của hãng Shell cũng sẽ phản ánh sự phát triển và áp dụng các công nghệ mới và cơ sở hạ tầng cũng như việc áp dụng các chính sách công được thiết kế để khuyến khích quá trình chuyển đổi năng lượng.
Năm 2023, NCI của hãng Shell là 74 grams carbon dioxide tương đương trên mỗi megajoule năng lượng (gCO₂e/MJ), giảm 2,6% so với năm trước đó và giảm 6,3% so với năm cơ sở 2016. Việc giảm NCI của hãng Shell (2023) chủ yếu đạt được thông qua việc cắt giảm cường độ bán điện trung bình và sử dụng tín chỉ carbon. Việc cắt giảm cường độ sử dụng điện chủ yếu được thúc đẩy bởi tiến trình loại bỏ carbon trong lưới điện ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ và châu Âu, và một phần là do doanh thu bán năng lượng tái tạo tăng lên, bao gồm cả việc ngừng cấp Chứng chỉ năng lượng tái tạo (Renewable Energy Certificates).
Tham vọng cắt giảm lượng khí thải của khách hàng từ việc sử dụng các sản phẩm dầu
Hãng Shell đã đặt ra tham vọng mới là cắt giảm từ 15% đến 20% lượng khí thải của khách hàng từ việc sử dụng các sản phẩm dầu của hãng Shell (2030) so với mức của năm 2021 (thuộc Phạm vi 3, Danh mục 11). Tỷ lệ này còn cao hơn 40% so với lượng phát thải được báo cáo (2016). Mức độ tham vọng này phù hợp với các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu EU trong lĩnh vực giao thông vận tải, một trong những mục tiêu tiến bộ nhất trên thế giới. Để đạt được tham vọng này đồng nghĩa với việc cắt giảm doanh thu bán các sản phẩm dầu, chẳng hạn như xăng và dầu diesel bởi vì hãng Shell hỗ trợ khách hàng khi họ chuyển sang sử dụng phương tiện di chuyển bằng điện và nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn, bao gồm khí tự nhiên, LNG và nhiên liệu sinh học.
Link nguồn:
https://www.developmentaid.org/api/frontend/cms/file/2024/03/shell-energy-transition-strategy-2024.pdf