Sự thật chưa từng tiết lộ về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế choáng váng

Theo các ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa độc đoán, tàn ác như đốt sách, chôn người tài... Thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những điều này không hoàn toàn đúng.

 Tần Thủy Hoàng (259 TCN- 210 TCN) là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Theo các ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên (145 TCN– 86 TCN), Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa tàn ác, đẫm máu khi dẫn quân tàn sát hàng ngàn người để thống nhất thiên hạ.

Tần Thủy Hoàng (259 TCN- 210 TCN) là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Theo các ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên (145 TCN– 86 TCN), Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa tàn ác, đẫm máu khi dẫn quân tàn sát hàng ngàn người để thống nhất thiên hạ.

Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn có những hành động hung bạo khác như đốt sách, chôn sống các nhà nho, xây cung A Phòng... Những ghi chép này của Tư Mã Thiên khiến nhiều người tin rằng Tần Thủy Hoàng thực sự là một hoàng đế độc đoán, "khát máu".

Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn có những hành động hung bạo khác như đốt sách, chôn sống các nhà nho, xây cung A Phòng... Những ghi chép này của Tư Mã Thiên khiến nhiều người tin rằng Tần Thủy Hoàng thực sự là một hoàng đế độc đoán, "khát máu".

Tuy nhiên, nhiều sử gia cho rằng, những ghi chép của Tư Mã Thiên về Tần Thủy Hoàng không hoàn toàn chính xác. Đầu tiên là việc Tư Mã Thiên không sống cùng thời với Tần Thủy Hoàng. Do đó, những ghi chép của sử gia này chủ yếu thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm các câu chuyện dân gian được truyền miệng. Những nguồn tin này thiếu tính xác thực.

Tuy nhiên, nhiều sử gia cho rằng, những ghi chép của Tư Mã Thiên về Tần Thủy Hoàng không hoàn toàn chính xác. Đầu tiên là việc Tư Mã Thiên không sống cùng thời với Tần Thủy Hoàng. Do đó, những ghi chép của sử gia này chủ yếu thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm các câu chuyện dân gian được truyền miệng. Những nguồn tin này thiếu tính xác thực.

Tiếp đến, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng cai trị đất nước và đưa ra nhiều quyết định cứng rắn, thậm chí khắc nghiệt như xử tử những người chống đối. Điều này được đánh giá là cần thiết để bảo vệ sự bình yên của đất nước sau nhiều năm tháng chiến tranh triền miên.

Tiếp đến, sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng cai trị đất nước và đưa ra nhiều quyết định cứng rắn, thậm chí khắc nghiệt như xử tử những người chống đối. Điều này được đánh giá là cần thiết để bảo vệ sự bình yên của đất nước sau nhiều năm tháng chiến tranh triền miên.

Việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách, chôn người tài” là có thật. Tuy nhiên, cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên ít nhiều đã cường điệu hóa vấn đề. Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách tuyên truyền của các nước chư hầu trong khi các loại sách như khoa học, y học, nông nghiệp… vẫn được lưu hành bình thường.

Việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách, chôn người tài” là có thật. Tuy nhiên, cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên ít nhiều đã cường điệu hóa vấn đề. Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách tuyên truyền của các nước chư hầu trong khi các loại sách như khoa học, y học, nông nghiệp… vẫn được lưu hành bình thường.

Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã sửa đổi thể chế quốc gia, thay đổi chế độ phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện. Việc tàn dư của 6 nước chư hầu sử dụng các sách tuyên truyền có thể làm lay động lòng dân, khiến nội bộ nhà Tần lục đục, thậm chí có thể xảy ra nội chiến.

Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã sửa đổi thể chế quốc gia, thay đổi chế độ phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện. Việc tàn dư của 6 nước chư hầu sử dụng các sách tuyên truyền có thể làm lay động lòng dân, khiến nội bộ nhà Tần lục đục, thậm chí có thể xảy ra nội chiến.

Vậy nên, để đảm bảo ổn định tình hình trong nước, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt những cuốn sách tuyên truyền của các nước chư hầu.

Vậy nên, để đảm bảo ổn định tình hình trong nước, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt những cuốn sách tuyên truyền của các nước chư hầu.

Về việc chôn sống các nhà Nho, Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh bắt giữ, giết những người có tư tưởng chống đối, bôi nhọ, hủy hoại danh tiếng của nhà Tần.

Về việc chôn sống các nhà Nho, Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh bắt giữ, giết những người có tư tưởng chống đối, bôi nhọ, hủy hoại danh tiếng của nhà Tần.

Tần Thủy Hoàng không phải là bạo chúa "khát máu" bởi ông không ra lệnh giết gia quyến quân vương 6 nước bại trận. Thay vào đó, những người này được đưa đến kinh đô Hàm Dương của nhà Tần để giam lỏng. Tần Thủy Hoàng đã cho họ một con đường sống thay vì "đuổi cùng giết tận" như nhiều hoàng đế khác.

Tần Thủy Hoàng không phải là bạo chúa "khát máu" bởi ông không ra lệnh giết gia quyến quân vương 6 nước bại trận. Thay vào đó, những người này được đưa đến kinh đô Hàm Dương của nhà Tần để giam lỏng. Tần Thủy Hoàng đã cho họ một con đường sống thay vì "đuổi cùng giết tận" như nhiều hoàng đế khác.

Trong khi đó, nhân tài ở 6 nước chư hầu cũ đều được Tần Thủy Hoàng chiêu mộ, trọng dụng mà không hề lạm sát vô tội. Ông hoàng nhà Tần này đối xử với người dân như nhau, không phân biệt họ có xuất thân từ nước chư hầu nào.

Trong khi đó, nhân tài ở 6 nước chư hầu cũ đều được Tần Thủy Hoàng chiêu mộ, trọng dụng mà không hề lạm sát vô tội. Ông hoàng nhà Tần này đối xử với người dân như nhau, không phân biệt họ có xuất thân từ nước chư hầu nào.

Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-chua-tung-tiet-lo-ve-tan-thuy-hoang-khien-hau-the-choang-vang-1939980.html