Sự thật về danh xưng 'Mị Nương', nhiều người Việt Nam hiểu lầm bấy lâu!

Với nhiều người Việt Nam, chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã quá quen thuộc. Theo đó, nhân vật 'Mị nương' - con gái của vua Hùng đã gắn liền trong tâm thức của nhiều thế hệ Việt Nam.

“Mỵ nương” là danh từ chung

Nhiều người Việt luôn mặc định rằng “Mỵ nương” chính là một tên gọi riêng.Tuy nhiên, thực ra, “Mỵ nương” là một danh từ chung tương đương với công chúa, ý chỉ con gái của vua.

Đây là danh xưng được dùng trong thời Hồng Bàng để nhắc đến các con gái vua Hùng. Có thể kể đến một số Mỵ nương nổi tiếng là Tiên Dung Mỵ nương - nàng là con gái của Hùng Vương thứ XVIII, xuất hiện trong truyền thuyết về Chử Đồng Tử.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cụ thể hơn, Hùng Vương thứ 18 có hai công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Trong khi Tiên Dung được gả cho Chử Đồng Tử Ngọc Hoa được gả cho Sơn Thánh (Sơn Tinh). Như vậy, có thể hiểu rằng kể cả vợ của Chử Đồng Tử hay vợ của Sơn Thánh đều được gọi là ‘Mị nương’ vì cả hai nàng đều là con của Hùng Vương!

Công chúa Ngọc Hoa được người đời sau vẫn thường gọi là Mị nương.

Danh xưng Mị nương vì thế mà đi sâu vào truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh và được nhiều đời truyền lại.

Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

Theo truyền thuyết, đời vua hùng thứ 18 có một người con gái có dung mạo vô cùng xinh đẹp, thường được gọi là Mị Nương. Nàng được nhà vua vô cùng yêu thương và muốn kén cho nàng một chàng rể xứng đáng vừa hiền lành vừa tài giỏi.

Vì vậy nhà vua đã mở hội kén rể, thu hút trai tráng khắp nơi nô nức về kinh đô để trổ tài.Tuy nhiênsau mấy ngày tuyển chọn nhưng nhà vua vẫn chưa hề ưng ý. Bất ngờ, có hai chàng cùng đến một lúc và xin thi tài, đó chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Đến từ Ba Vì, Sơn Tinh là chàng trai khôi ngô, tài giỏi. Chỉ cần chỉ tay về phía đông thì phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía Tây thì phía Tây mọc lên núi cao. Còn Thủy Tinh, chàng trai đến từ miền biển Đông cũng không kém phần tài giỏi khi có tài hô mưa gọi gió.

Vì cả hai quá xứng đáng nên vua Hùng không biết nên chọn ai, nên đã ra điều kiện ai mang được sinh lễ gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì sẽ được rước Mị Nương về làm vợ.

Vì Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến trước và đã đưa được Mị Nương về núi. Đến sau, không lấy được vợ, Thủy Tinh đã nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tình, đòi cướp Mị Nương.

Tuy nhiên, Thủy Tinh dâng nước đến đâu, sơn tinh lại nâng đất, núi, đá cao đến đó, hai bên cứ thế đánh nhau suốt mấy tháng ròng. Vì đuối sức, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân, Sơn Tinh chiến thắng và sống hạnh phúc bên Mị Nương.

Theo VH&PT

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-ve-danh-xung-mi-nuong-nhieu-nguoi-viet-nam-hieu-lam-bay-lau/20240227101244005