Chân trời hợp tác mới giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi vừa thực hiện chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức năm 2014 tới Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn ra trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau mười năm rạn nứt, chuyến thăm của lãnh đạo Ai Cập được kỳ vọng góp phần sưởi ấm quan hệ của hai quốc gia vốn chia sẻ nhiều lợi ích chung trong các vấn đề ở khu vực đông Ðịa Trung Hải.

Ai Cập phản ứng về chiến dịch quân sự của Israel ở Rafah

Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Israel cho biết quân đội nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah - thành phố ở Dải Gaza mà Israel coi là thành trì cuối cùng của phong trào Hồi giáo Hamas. Bộ Quốc phòng Israel đã mua 40.000 lều bạt, với sức chứa 10-12 người/lều, để cung cấp cho những người Palestine ở Rafah phải di dời trước khi quân đội Israel phát động chiến dịch tấn công.

Xung đột tại Trung Đông leo thang

Phong trào Hezbollah ở Liban thông báo đã bắn hàng chục quả rocket về phía thị trấn Kiryat Shmona, miền bắc Israel, nhằm đáp trả các vụ không kích của Israel nhằm vào miền nam Liban khiến 15 người thiệt mạng.

Vùng trũng an ninh ở khu vực Trung Ðông

Bạo lực bùng phát ở Jerusalem ngay trong tháng lễ Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, lễ Phục sinh của người theo đạo Thiên chúa giáo và lễ Quá Hải của người Do Thái khiến ít nhất 200 người bị thương. Căng thẳng leo thang trong thời điểm nhạy cảm có nguy cơ đẩy khu vực Trung Ðông sa lầy vào vùng trũng an ninh.

Viễn cảnh mờ mịt

Thỏa thuận ngừng bắn ở bị phá vỡ sau các đợt không kích mới nhất của quân đội Israel, nhằm trả đũa những vụ việc Tel Aviv cáo buộc là 'hành động thù địch' chống Nhà nước Do thái. Bạo lực trở lại không chỉ cản trở tiến trình tái thiết Gaza sau xung đột, mà còn khiến việc khôi phục đàm phán hòa bình Trung Ðông thêm mờ mịt.

Khó đoán định

Israel vừa tổ chức cuộc tổng tuyển cử lần ba trong chưa đầy một năm, với hy vọng thế bế tắc chính trị được giải tỏa. Tuy nhiên, tương tự 'vết xe đổ' của hai cuộc bỏ phiếu trước, kết quả bầu cử lần này cũng không đem về đa số ghế tối thiểu tại Quốc hội cho bất kỳ đảng hay khối chính trị nào. Tiến trình đàm phán thành lập Chính phủ mới vì thế cũng rất khó đoán định.

Kế hoạch gây tranh cãi

Các quốc gia A-rập và Hồi giáo ở Trung Ðông đồng loạt lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ động thái mới của Thủ tướng Israel B.Netanyahu về cam kết sáp nhập Thung lũng Jordan, một phần chủ chốt của khu Bờ Tây, nếu ông tái đắc cử. Cộng đồng quốc tế lo ngại kế hoạch này của Israel sẽ gây leo thang căng thẳng ở khu vực, đe dọa làm sụp đổ hoàn toàn tiến trình hòa bình Trung Ðông.

Kế hoạch bất khả thi

Chính quyền Tổng thống Mỹ D.Trump chính thức khởi động phần kinh tế trị giá 50 tỷ USD trong kế hoạch hòa bình Trung Ðông, đồng thời cho rằng con đường theo hướng thúc đẩy đầu tư cho Palestine là điều kiện tiên quyết cần thiết để chấm dứt hàng thập kỷ xung đột giữa Israel và Palestine.