Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản này.
Chùa Dâu, chùa Bút Tháp và chùa Phật Tích là ba ngôi chùa mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc... đặc biệt của tỉnh Bắc Ninh. Mỗi ngôi chùa lại sở hữu một tòa tháp cổ vô cùng ấn tượng.
Với nỗ lực của chính quyền Hà Nội và các nhà khoa học, Hoàng thành Thăng Long ngày càng thể hiện vị trí là di sản văn hóa quan trọng nhất của Thủ đô. Nơi đây trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
VƯƠNG ÐÌNH HUÊỤỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội TP Hà NôịNăm Canh Tuất (1010), Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Ðại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên thành Thăng Long với khát vọng về một vận nước bền lâu, quốc gia thịnh vượng, phồn vinh, trăm dân muôn họ được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Quyết định lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một bậc minh vương kiệt xuất đã mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của kinh đô Thăng Long và quốc gia Ðại Việt…
Với Thăng Long - Hà Nội, năm 1010 là năm 'khai sinh'. Năm ấy, Lý Thái Tổ đã để lại sau lưng mình, cố đô Hoa Lư nhỏ hẹp, dễ phòng thủ nhưng khó phát triển, quyết đưa dân tộc 'vươn vai Phù Ðổng', đường bệ dựng cơ đồ mới bề thế giữa trung châu, trong thế đất 'rồng cuộn hổ ngồi', công nhiên 'Thái Tổ, Thái Tông' cùng thiên hạ, vĩnh viễn giã từ vai trò 'Ðế vương sơn thành - thạch động'. 'Từ giã hoa lau' không dễ, nhưng phải làm.