Ðiện Biên có tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống như: Lúa gạo, chè, cà phê, mắc ca; mật ong, miến dong, chí chọp; hàng thổ cẩm, thịt, cá sấy... Xác định lợi thế riêng có, ngành Nông nghiệp tỉnh đã và đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phục hồi các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đưa các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh ra thị trường, tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua, huyện Mường Ảng đã quan tâm phát triển giao thông nông thôn, coi đây là động lực, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Nhờ đó, mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng, cứng hóa ngày càng nhiều, diện mạo nông thôn vùng cao ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ đang triển khai 10 dự án chỉnh trang, nâng cấp đô thị phục vụ các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường, đến hết tháng 11/2024 các dự án phải hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án đang chậm tiến độ; quá trình thi công phát sinh vướng mắc cần phải điều chỉnh; một số dự án nhân lực, vật lực mỏng chưa đáp ứng yêu cầu nên triển khai ì ạch... Mặc dù chủ đầu tư, nhà thầu thi công cam kết hoàn thành đúng yêu cầu nhưng nhiều dự án khó về đích đúng hẹn.
Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, hủy hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.
Sau thất bại tại chiến trường Ðiện Biên Phủ, ngày 20-7-1954 thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, quân và dân Hà Nội đã chủ động chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiếp quản Thủ đô.
Sau Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, lớp lớp thanh niên Hà Nội tình nguyện xung phong lên Ðiện Biên xây dựng kinh tế miền núi. Họ đã cống hiến hết mình, hi sinh và gắn bó với mảnh đất Ðiện Biên như quê hương thứ hai.
Trải qua hơn 5 thập kỷ kết nghĩa, tình cảm giữa tỉnh Lai Châu (nay là Ðiện Biên, Lai Châu) và Hà Nội ngày càng gắn bó, keo sơn và luôn được các thế hệ đi sau vun đắp. Những hoạt động nghĩa tình, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đã củng cố niềm tin, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ðiện Biên - hai địa phương có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Ðiện Biên - Hà Nội tăng cường hợp tác dần hình thành một chuỗi liên kết du lịch bền vững, mở ra nhiều cơ hội mới.
Hội thảo 'Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến-văn minh-hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu' là sự kiện có nhiều ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ðây là dịp để chúng ta nhìn lại, khẳng định tầm vóc và giá trị của những dấu mốc quan trọng và đúc rút những bài học kinh nghiệm trong tiến trình lịch sử của Thủ đô Hà Nội 70 năm qua; hướng tới những tầm nhìn mới, khát vọng mới, xây dựng Thủ đô bản sắc, hiện đại và hội nhập, cùng cả nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
'Văn hóa còn thì dân tộc còn và ngược lại, văn hóa mất thì dân tộc mất' bởi văn hóa chính là hồn cốt tinh thần của dân tộc. Ðó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị toàn quốc về văn hóa tháng 11/2021. Nhiệm vụ chăm lo, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa dân tộc cần được mỗi người Việt Nam tham gia thực hiện, bảo vệ sự đa dạng của văn hóa, truyền thống của dân tộc, các vùng miền.
Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hóa dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan tỏa, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.
Cuộc sống trên quê hương cách mạng Mường Phăng (TP. Ðiện Biên Phủ) đã có nhiều đổi khác sau 70 năm chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Thế nhưng có một điều chưa bao giờ thay đổi trong suốt những tháng năm qua, đó là tình cảm của người dân nơi đây đối với Tổng Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, vị Ðại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Võ Nguyên Giáp. Hình ảnh của Người đã, đang và sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người dân nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa…
Tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, người Ðiện Biên nói chung, Mường Phăng nói riêng luôn tự hào vì có khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Nơi đây là địa danh gắn liền với Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Bởi thế, sau 70 năm, bên cạnh việc bảo tồn, gìn giữ, các cấp, ngành và cả người dân nơi đây đang cố gắng phát huy giá trị di tích đặc biệt này để phát triển du lịch, đưa Mường Phăng trở thành 'địa chỉ đỏ' trong mỗi cuộc hành hương về với cội nguồn của lịch sử, của chiến thắng vẻ vang năm xưa.
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á sinh năm 1968, sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Gia Ðịnh (TP Hồ Chí Minh), hội viên xuất sắc Hội NSNA Việt Nam (E.VAPA).
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội Việt Nam chia sẻ rất nhiều hình ảnh, clip, video về văn hóa, lịch sử lồng ghép âm nhạc Việt Nam, hoặc chèn những câu nói của các danh nhân, nhà văn hóa lớn, nhà lãnh đạo mẫu mực... thu hút sự hưởng ứng, tương tác mạnh mẽ của giới trẻ.
Thời gian qua, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông và Thể thao huyện Thới Bình luôn quan tâm công tác thư viện, theo đó, tổ chức nhiều hoạt động hướng đến phát triển văn hóa đọc.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, những năm qua, thành phố Điện Biên Phủ luôn chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Hiện nay, thành phố đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí của đô thị trung tâm, góp phần tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của người dân trên địa bàn.
LTS - Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp.
Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Thanh Hóa - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt', nơi căn bản của đất nước, có biển bạc, rừng vàng, trầm tích các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa đất rộng, người đông, địa thế hiểm trở, tiến có thể công, thoái có thể thủ, luôn là hậu phương vững chắc, khu vực phòng thủ chủ yếu, có nhiều đóng góp cho công cuộc 'Vệ quốc và kiến lập sơn hà'.
Ðược tác nghiệp tại một sự kiện trọng đại của đất nước không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là trọng trách lớn lao của mỗi phóng viên, nhà báo.
Chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (từ tháng 2 đến tháng 6-2024) do Hội đồng Đội tỉnh phát động đã và đang diễn ra với nhiều hoạt động đa dạng, sôi nổi, đem đến cho các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh những bài học lịch sử ý nghĩa, bổ ích. Qua đó, giúp các em thêm yêu và tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng. Đồng thời, tạo môi trường để thiếu nhi Bình Phước thi đua học tập, rèn luyện, phát huy truyền thống 'Tuổi nhỏ chí lớn' của lớp lớp thế hệ thiếu nhi tỉnh nhà.
Với vai trò là thiết chế văn hóa quan trọng, cung cấp không gian trải nghiệm giáo dục toàn diện, các bảo tàng đã đổi mới phương thức hoạt động, đưa các sản phẩm văn hóa đến gần hơn với công chúng. Nhiều nội dung giáo dục, trải nghiệm gắn với trưng bày, tọa đàm, vừa thu hút khách tham quan, vừa khuyến khích tinh thần học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy độc lập.
Tối 19/5, tại thành phố Ðiện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Ðiện Biên tổ chức lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc 'Bài ca Ðiện Biên'.
70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên đang tiếp tục mang tinh thần và dũng khí của thế hệ cha ông vào xây dựng cuộc sống ấm no trên mảnh đất từng mang đầy thương tích bởi chiến tranh...
Nhà thơ Hữu Thỉnh vừa cho ra mắt trường ca 'Giao hưởng Điện Biên' nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với 21 chương thăng hoa bởi nhiều cung bậc cảm xúc dồn nén, chiêm nghiệm, kết nối, trường ca như một bộ sử thi đồ sộ tái hiện những trường đoạn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, đỉnh cao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
70 năm sau Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, chiến trường xưa giờ đã trở thành thành phố trẻ trung, hiện đại, tựa như một viên ngọc sáng giữa núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Sự thay đổi, phát triển của Điện Biên cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử nơi đây đã làm say đắm lòng du khách trong và ngoài nước.
Trong những ngày qua, cả nước hướng về Điện Biên với hàng loạt hoạt động, sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Điểm nhấn của sự kiện trọng đại này là sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cách đây 70 năm, ngày 7-5-1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta phấp phới tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri, khẳng định sự toàn thắng của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 56 ngày đêm 'khoét núi, ngủ hầm, mưa rừng, cơm vắt', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và anh dũng của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ được đánh giá 'như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân'.
Trút bỏ bộ quân phục chiến trường, khi trở về với gia đình, vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp là một người cha tình cảm, hết lòng thương yêu và tôn trọng con trẻ.
Chính quyết định chuyển phương châm tiêu diệt địch sang 'đánh chắc, tiến chắc' tại Huổi He là dấu mốc vàng mở ra Chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu'.
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng gian lao, anh dũng, kiên cường mà hào hùng của Nhân dân ta. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với những chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại; đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Báo Unidad y Lucha (Thống nhất và Đấu tranh), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhân dân Tây Ban Nha (PCPE), vừa đăng tải bài viết '70 năm sau trận Điện Biên Phủ' ca ngợi chiến công 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' của quân và dân Việt Nam. Trong bài viết, tác giả Victor Lucas nhấn mạnh: 'Ðiện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam!'.
Theo Unidad y Lucha, Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh quyết định thay đổi cục diện cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa ở Đông Dương nhằm giải phóng khỏi chế độ thực dân Pháp.
Chiến tranh đã lùi xa, trên nền chiến trường xưa Ðiện Biên Phủ năm xưa là một thành phố trẻ với vóc dáng mới, diện mạo mới bừng sáng nơi cực Tây Tổ quốc. Giữa lòng thành phố này, các di tích lịch sử vẫn được bảo tồn vẹn nguyên, những nét văn hóa tuyền thống cũng được gìn giữ.
Sáng 6/5, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà dẫn đầu đoàn đại biểu UBTƯ MTTQ Việt Nam đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Theo nhà báo Gaston Fiorda, chuyên gia của Đài Phát thanh Quốc gia Argentina, chiến thắng Điện Biên Phủ là một tấm gương, một mô hình mà nhiều quốc gia noi theo trên con đường giải phóng dân tộc.
Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta. Để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, luôn có sự ủng hộ, đóng góp của toàn dân. Trong đó không thể không nói đến những đóng góp của lực lượng thanh niên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi chiến trường khốc liệt.