Tháo 'điểm nghẽn' trong giải ngân vốn đầu tư công

Việc đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là tại các dự án có tác động lớn tới kinh tế - xã hội đã được nhiều Đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận chiều ngày 31/5.

Lòng vòng trong trách nhiệm, trong vướng mắc bởi quy định thì chậm giải ngân vốn đầu tư công là điều hiển nhiên

Chiều 31/5, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH Ninh Thuận thống nhất với đánh giá qua Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, giúp đạt được nhiều kết quả tích cực khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nghiên cứu 8 nhóm vấn đề cần được quan tâm, được chỉ ra tại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, trong đó có việc giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng

Nhất trí với chủ trương đầu tư đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT 656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận, các đại biểu cho rằng, dự án sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng.

Thực hiện thấu đáo, bảo đảm quyền lợi của cử tri

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Hội trường Quốc hội chiều ngày 26.5 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương cho rằng: báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất trách nhiệm, thẳng thắn, đánh giá cụ thể các việc đã làm, những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế, vướng mắc và có kiến nghị. Cụ thể, báo cáo đã phân định trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, nêu cụ thể việc kiến nghị giải quyết không đúng thẩm quyền, những nội dung thuộc trách nhiệm của địa phương nhưng gửi đến các bộ, ngành…

Đề nghị bổ sung bộ đội biên phòng, hải đảo tiếp nhận thông tin tố giác

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, chiều 27.5, thảo luận về Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, các đại biểu thuộc Tổ số 11 gồm các tỉnh: Tuyên Quang, Ninh Thuận, Kiên Giang và Tây Ninh đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực.

ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương ( Ninh Thuận): Tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác giám sát của Quốc hội, việc ban hành các nghị quyết của Quốc hội, công tác giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri xin kiến nghị cần tăng cường thực hiện việc giám sát lại kết quả giám sát, tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát. Đây là kiến nghị của ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) tại phiên thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri chiều nay, 26.5.

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội sáng qua nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với những khó khăn, thách thức, hạn chế đã được Chính phủ nhận diện. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề nghị cần có các giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; giảm thuế cho doanh nghiệp, thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng với thời gian áp dụng đủ dài nhằm giúp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, có chính sách tín dụng hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân, chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người lao động cần dễ tiếp cận hơn.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH NINH THUẬN LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Ngày 31/3, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự (PTDS). Đồng chí Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.

Quy định rõ hơn về giá, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất bị thu hồi

Thảo luận Tổ về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đánh giá, dự thảo đã giải quyết được một số vấn đề vướng mắc hiện nay. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn nữa nội hàm về tập trung đất đai, tích tụ đất đai; khắc phục độ 'vênh' giữa Luật Đất đai với các luật khác; quy định rõ hơn về giá đất; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất...

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo sinh kế bền vững cho người có đất bị thu hồi

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 3/11, các đại biểu Quốc hội cần khắc phục các vướng mắc trong đảm bảo quyền lợi, tạo sinh kế bền vững cho người có đất thu hồi, đảm bảo có chỗ ở, cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Bộ trưởng Bộ TN&MT: Xác định giá đất không được mang ý chí chủ quan

Kinhtedothi – Sáng 3/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, các quy định liên quan đến xác định giá đất… được đại biểu quan tâm.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIỆC THU HỒI ĐẤT PHẢI ĐẢM BẢO CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TỐT HOẶC BẰNG NƠI Ở CŨ

Các đại biểu Quốc hội tại Tổ 3 cho rằng, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần khắc phục các vướng mắc trong đảm bảo quyền lợi, tạo sinh kế bền vững cho người có đất thu hồi, bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, góp phần giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai...

Băn khoăn về môn học 'giáo dục địa phương'

'Giáo dục địa phương' là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng thực tế đang phát sinh rất nhiều bất cập trong quá trình thực hiện và lâu dài chưa có phương án khắc phục.

Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể. Tuy vậy, hiện nhiều địa phương đang gặp khó khăn khi triển khai chương trình này.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIỆC TỔ CHỨC KỲ HỌP BẤT THƯỜNG KHÔNG CHỈ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH MÀ CÒN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC PHIÊN CHẤT VẤN

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tổ chức kỳ họp bất thường là không chỉ để giải quyết những vấn đề cấp bách, gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội mà còn nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp của Quốc hội, dự án Luật cũng như các phiên chất vấn.

ĐBQH: Đến 01/7/2023 mới tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu là chậm

Cải cách tiền lương, thu hút nguồn nhân lực hiện đang được nhiều ĐB quan tâm khi là 1 trong những giải pháp giữ chân công chức, viên chức ngành y tế, GD.

Công chức, viên chức nghỉ việc với số lượng lớn, ồ ạt trong thời gian ngắn là một sự bất thường, đáng lo ngại

Điều đáng lo ngại là trong một thời gian ngắn, chuyện công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển dịch lao động từ khu vực công lập sang tư nhân với số lượng lớn, ồ ạt và chưa có dấu hiệu dừng lại là điều không phải bình thường mà là một sự bất thường.

Đề nghị làm rõ nguyên nhân gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc

Cần phân tích, đánh giá các nguyên nhân tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.

Cần phân tích, đánh giá các nguyên nhân tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc gia tăng

Các ĐBQH đề nghị cần phân tích, đánh giá các nguyên nhân tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ XIN NGHỈ VIỆC GIA TĂNG KHÔNG CHỈ DO MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP THẤP

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cho ý kiến trong phiên họp tại Tổ sáng ngày 22/10, các ĐBQH đề nghị cần phân tích, đánh giá các nguyên nhân tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.