Ở Trường Sa, thời tiết rất khắc nghiệt, 'nắng cháy da, mưa rát mặt', quanh năm bốn bề sóng vỗ, điều kiện sinh hoạt cũng không được đủ đầy như ở đất liền... Vậy nhưng, chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những người chiến sĩ với tinh thần lạc quan, vững vàng, kiên trung bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Tại quần đảo Trường Sa, công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được triển khai và ngư dân luôn có tinh thần tự giác, xem việc trình báo về hải trình, phương thức đánh bắt... vừa đảm bảo quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mình. Mỗi khi cập vào âu tàu, các ngư dân đều đến trình báo, làm thủ tục đăng ký với cán bộ Biên phòng dưới gốc cây phong ba ở đảo Trường Sa, hoặc tại Trạm Kiểm soát Biên phòng đảo Đá Tây A.
Trường tiểu học Đá Tây giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc trở nên đặc biệt khi các lớp ngồi chung một phòng.
Tới thăm Trường Sa, Đoàn tỉnh Tuyên Quang đã tặng quân dân trên đảo vườn rau trị giá 250 triệu đồng cùng các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Trong các ngày từ 12-18/5/2024, Đoàn công tác tỉnh Tuyên Quang do Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã tham gia Đoàn Công tác số 19 của Quân chủng Hải quân thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân đang sinh sống và công tác trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DKI/7.
Từ 12/5-18/5/2024, Đoàn công tác với gần 200 đại biểu đã có chuyến thăm, làm việc với cán bộ, chiến sỹ thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I.
Ngày 18/5, tại Khánh Hòa, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), Vùng 4 Hải quân tổ chức phát động 'Ngày thứ 7 tình nguyện' với sự tham gia của hơn 900 cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
Những ngày giữa tháng 5, đoàn công tác số 18 do Đại tá Hồ Thanh Hoàn, Phó chủ nhiệm Chính trị Hải quân làm trưởng đoàn đã thực hiện chuyến đi ý nghĩa đến quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK I/9.
Đại diện quân và dân Trường Sa đứng trên cầu cảng lưu luyến tiễn đoàn công tác. Mới gặp mà thân thương bởi Trường Sa luôn ở trong trái tim mỗi người dân Việt
Đây là Đồn Biên phòng duy nhất trên quần đảo Trường Sa thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và các nhiệm vụ quan trọng khác của Bộ đội Biên phòng.
Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp Nhân dân trên cả nước với tinh thần 'tất cả vì Trường Sa thân yêu', cùng với ý trí kiên cường, sáng tạo của quân, dân trên các đảo, quần đảo Trường Sa đã và đang đổi mới từng ngày, xanh hơn, hiện đại hơn, kiên cố hơn, trở thành thành trì vững chắc phía Đông của Tổ quốc.
Vừa qua, Đoàn công tác số 14 đã đi thăm hỏi, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Cô Lin, An Bang, Đá Đông, Đá Tây, Trường Sa và nhà giàn DK1/20 Ba Kè.
Vừa qua, Đoàn công tác số 14 gồm 228 đại biểu đến từ 12 cơ quan, đơn vị đã đến thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại các đảo: Song Tử Tây, Sinh Tồn, Cô Lin, An Bang, Đá Đông, Đá Tây, Trường Sa và Nhà giàn DK1/20 Ba Kè.
Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, Trường tiểu học Đá Tây thuộc Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được xây dựng kiên cố giữa những hàng cây phong ba, cây bàng vuông chắn gió, chắn cát. Việc gieo con chữ nơi đây không hề đơn giản, khi một giáo viên phải quản lý lớp học ghép '6 trong 1', từ mẫu giáo đến lớp 5. Tuy nhiên, những năm qua thầy và trò của trường đã luôn được các cán bộ, chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát triển sự nghiệp trồng người.
Được tác nghiệp ở quần đảo Trường Sa là niềm vinh dự lớn lao của những người làm báo như chúng tôi. Nơi ấy tuy xa mà gần, vì đó là vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Đoàn đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I từ ngày 24 đến 30-4-2024
Trong chương trình thăm Trường Sa, nhà giàn DK1 nhân dịp 30/4, 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia cùng chia sẻ những gian nan, vất vả của các chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương.
Trong 11 chuyến tàu đưa kiều bào về với Trường Sa tổ chức từ năm 2012 đến nay, có khoảng 600 đại biểu kiều bào từ hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đã thăm Trường Sa, Nhà giàn DKI; ủng hộ gần 30 tỷ đồng.
Ngày 30/4, gần 70 đại biểu kiều bào đến từ 22 quốc gia đã kết thúc chuyến thăm và động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Ngày 30/4, gần 70 đại biểu kiều bào đến từ 22 quốc gia đã kết thúc chuyến thăm và động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong hải trình từ ngày 24-30/4.
Thầy Hiếu trong bài viết này là Đại đức Thích Nhuận Hiếu, trụ trì chùa Đá Tây A mà tôi có may mắn được gặp trong chuyến công tác đến Trường Sa.
Vượt qua hàng nghìn hải lý, con tàu 571 đã đưa đoàn đến 7 điểm đảo và Nhà giàn DK1/8 với ý nghĩa tìm hiểu, trải nghiệm, chia sẻ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, từ đó lan tỏa tinh thần dân tộc, tình yêu biển đảo, cộng đồng trách nhiệm, hòa chung nhịp đập vì Trường Sa.
Vừa qua, đoàn công tác số 9 do Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); tỉnh Kon Tum, tỉnh Gia Lai; lãnh đạo, chỉ huy các Vùng Hải quân, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Công ty Hải Thành và đại biểu một số địa phương, doanh nghiệp; các văn nghệ sĩ, báo chí đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, kiểm tra, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Các đảo trên huyện đảo Trường Sa của Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm tựa vừa giúp ngư dân vươn khơi, bám biển khai thác, đánh bắt thủy sản, vừa góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền vùng biển, đảo thân yêu của Tổ quốc. Trong số đó, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Đá Tây đã trở thành địa chỉ tin cậy, là hậu phương vững chắc đối với ngư dân.
Hòa chung khí thế hào hùng của những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 29/4/1975, Quân chủng Hải quân đã bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ tấn công giải phóng quần đảo Trường Sa - quần đảo có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế.
Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.
Những năm qua, bên cạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, quân và dân trên đảo Đá Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) còn hoàn thành tốt nhiệm vụ 'xanh hóa đảo', tích cực trồng, chăm sóc được nhiều loại cây cảnh, rau xanh, cây ăn trái. Đặc biệt, quân và dân trên đảo đã trồng thành công giống dưa hấu cho quả rất to, ngọt lịm.
Kiên cường bám trụ với nghề đi biển truyền thống, ngư dân Việt Nam từ lâu đã được xem như những 'cột mốc sống' bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Biển Đông. Đồng hành cùng họ trên mọi hành trình còn có những âu tàu, nơi được coi như những ngôi nhà thứ hai của ngư dân.
Các chiến sỹ Hải quân Việt Nam không chỉ luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, mà còn là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi, bám biển, cùng đồng hành giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Điều khiến chúng tôi rất bất ngờ khi đặt chân đến một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa là màu xanh căng tràn sức sống của các loại cây, như bàng vuông, phong ba, tra, phi lao, mù u…
Vượt qua khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đã có nhiều nỗ lực trồng, chăm sóc cây xanh. Màu xanh của cỏ cây trên các đảo hòa lẫn màu xanh của biển khơi đã vẽ nên màu của sự yên bình, vững chãi nơi thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong dịp Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024, đã có thêm hàng nghìn cây xanh được trồng mới bởi lực lượng cán bộ, chiến sĩ hải quân, góp phần khoác thêm màu xanh cho biển đảo quê hương.
Ai đã từng đến Trường Sa đều thấu hiểu rằng, thời tiết nơi này vô cùng khắc nghiệt bởi nắng, nóng, sóng và gió biển. Thế nhưng, chỉ cần tàu vừa cập bến, hiện trước mắt mọi người không chỉ có cát trắng và san hô, mà còn là một màu xanh của cây lá. Mỗi đảo hiện lên như một 'Công viên xanh', 'Cột mốc xanh' giữa trùng khơi.
Thực hiện chương trình 'Xanh hóa Trường Sa', ngày 14/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã hưởng ứng Tết trồng cây 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ'.
Sáng 14-2, quân, dân cùng các lực lượng đứng chân trên các đảo thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã trồng mới hơn 1.000 cây xanh.