Chiều 12/02 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Lễ hội Làm Chay chính thức khai mạc. Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy – Trần Văn Dũng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Hoàng Đình Cán; Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa và lãnh đạo huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Với công nghệ VR360, Tỉnh Đoàn Long An mang đến trải nghiệm khám phá hoàn toàn mới về các di tích lịch sử (DTLS). Người dùng như được bước vào không gian di tích, chiêm ngưỡng từng chi tiết một cách sống động và chân thực. Đây không chỉ là mô hình tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số mà còn là công cụ đắc lực để quảng bá du lịch và giáo dục về lịch sử, văn hóa của tỉnh.
Tại TP.Tân An và huyện Châu Thành, tỉnh Long An đều có tuyến đường mang tên Đỗ Tường Phong. Ông được nhiều người dân Châu Thành biết đến và tôn kính. Cùng với em trai là Đỗ Tường Tự, Đỗ Tường Phong được thờ cúng tại đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành) và trở thành tấm gương sáng về lòng yêu nước.
Sáng 27/6, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Long An do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Mai Văn Nhiều làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch và phát triển du lịch tại huyện Châu Thành. Tiếp đoàn có Bí thư Huyện ủy Châu Thành - Lê Quốc Dũng.
Đoàn Thanh niên - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Châu Thành tổ chức hành trình 'Tiếp nối truyền thống Long An trung dũng kiên cường'. Hành trình ý nghĩa này đã đưa các đoàn viên đến với những di tích lịch sử (DTLS) tiêu biểu trên địa bàn huyện, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và niềm tự hào dân tộc.
Phần chính trong Lễ hội Làm Chay đã thu hút hàng nghìn người chờ xem đốt Ông Tiêu để được phát lộc, cầu mong một năm mới bình an và nhiều điều may mắn.
Đúng 0 giờ ngày 26-2, hàng ngàn người dân và du khách đã có mặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An để tham gia lễ hội Làm Chay. Hoạt động được mong chờ nhất là xô giàn tranh lộc.
Lễ hội Làm Chay được tổ chức tại Đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) từ ngày 23-2 đến 25-2 (tức ngày 14 đến 16 tháng Giêng).
Ngày 16 tháng Giêng âm lịch là ngày chính của Lễ hội Làm Chay với nhiều hoạt động phần lễ và phần hội phong phú. Trong đó, đáng chú ý nhất là lễ rước ông Tiêu và lễ Chiêu u. Đây là 2 hoạt động nhận được sự chờ đợi và hưởng ứng của người dân tham gia lễ hội.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An cho biết, từ ngày 24 đến 27/2 (nhằm ngày 15 đến 18 tháng Giêng) Sở phối hợp các địa phương khai hội đầu Xuân Giáp Thìn 2024 gồm: Lễ hội Làm Chay tại Đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành); Liên hoan tài tử Nam Bộ; Hội cúng đình nhân dịp húy kỵ Nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn Quang Đại, vị hậu tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.
Chiều 24/2, Lễ hội Làm chay được khai mạc tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành (Long An), thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự.
Chiều 24/02 (15 tháng Giêng), huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức Khai mạc Lễ hội Làm Chay năm 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Văn Sơn.
Linh vật rồng biểu tượng của lễ hội Lễ hội Làm Chay năm nay đang được người dân tất bật hoàn thiện để chuẩn bị cho ngày lễ.
Huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang hướng tới mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao đầu tiên của tỉnh. Song song với việc phát triển kinh tế là gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống quý báu, nhằm giúp người Châu Thành hiểu và yêu hơn vùng đất quê nhà.
Sau 3 năm gián đoạn vì dịch COVID-19, Lễ hội Làm Chay năm nay được tổ chức hoành tráng, đặc sắc… với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn thu hút hàng ngàn người đến tham dự.
Tại lễ hội Làm Chay ở Long An, khoảng 100 con vịt được thả xuống kênh nhanh chóng bị nhóm đông thanh niên bắt gọn trong khoảng 20 phút.
Ngày 5-2 (tức 15 tháng Giêng âm lịch), tại Đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, Long An), Lễ hội Làm Chay chính thức khai mạc.
Trong hai ngày 5 và 6/2 (ngày 15 và 16 tháng Giêng), tỉnh Long An tổ chức Lễ hội Làm Chay tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành.
Chiều 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Làm Chay được tổ chức tại đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân địa phương tham dự.
Hàng ngàn người đã kéo về Đình Tân Xuân, huyện Châu Thành, Long An để tham dự lễ khai mạc Lễ hội Làm Chay vốn bị gián đoạn sau 3 năm không tổ chức vì dịch Covid-19.
Hàng ngàn người đã kéo về Đình Tân Xuân, huyện Châu Thành, Long An để tham dự lễ khai mạc Lễ hội Làm Chay vốn bị gián đoạn sau 3 năm không tổ chức vì dịch Covid-19.
Chiều 05/02 (nhằm ngày 15 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Làm Chay chính thức khai mạc. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An - Nguyễn Thanh Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa; đại diện lãnh đạo huyện Châu Thành; một số sở, ngành, các huyện và tỉnh, thành khác.
Hát bội vốn là bộ môn nghệ thuật truyền thống. Ở Nam bộ, hát bội gắn liền với văn hóa đình làng. Năm nay, người dân tham gia Lễ hội Làm Chay còn được thưởng thức nghệ thuật hát bội miễn phí.
Chiều 04/02 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), các hoạt động trong Lễ hội Làm Chay chính thức bắt đầu với chương trình biểu diễn múa lân - sư - rồng.
Sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, năm nay, Lễ hội Làm Chay được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 4 đến 6-2 (tức từ ngày 14 - 16 tháng Giêng năm Quý Mão 2023) tại Đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
Người dân thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang bắt đầu tất bật chuẩn bị Lễ hội Làm Chay vào ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch.
Sau thời gian gián đoạn do dịch Covid-19, năm nay, các lễ hội chính thức được khởi động lại. Người dân Long An náo nức và phấn khởi chờ đón mùa lễ hội đầu năm.
Tầm Vu là thị trấn duy nhất của huyện Châu Thành, tỉnh Long An, gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Châu Thành và mang nhiều nét nổi bật về văn hóa và lịch sử.
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay là năm thứ 3 các lễ hội trên địa bàn tỉnh chỉ tổ chức nội bộ, giữ lại phần lễ, không có phần hội. Dù có phần tiếc nuối nhưng vì sức khỏe của cộng đồng, việc giới hạn quy mô lễ hội là việc phải làm.
Nhận diện thế mạnh và có những giải pháp phát triển phù hợp, du lịch Long An đang tạo được sức bật mới, dần ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi nhắc về thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến đình Tân Xuân và Lễ hội Làm Chay. Bởi, đây là biểu tượng, niềm tự hào của người Tầm Vu từ nhiều đời nay.
Các lễ hội đầu năm luôn tập trung rất đông du khách đến cúng viếng và vui lễ. Năm nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra đã khiến các lễ hội tạm ngừng. Không còn không khí rộn ràng, nhộn nhịp, mùa lễ hội năm nay đơn sơ, tiết kiệm và cũng có chút chạnh lòng.
Nhằm bảo đảm an toàn cho người dân trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, lễ hội Làm Chay (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) năm nay chỉ tổ chức phần lễ theo tín ngưỡng của người dân. Phần hội gồm nhiều hoạt động như diễu hành xe hoa, trò chơi, chiêu u, đánh động, thả ghe đăng, xô giàn đốt Ông Tiêu,… đều tạm ngừng.
Linh vật của Lễ hội Làm Chay (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) năm nay là Phụng, vừa mới được mang ra dán lớp giấy bồi đầu tiên thì người dân nhận được thông tin tạm dừng lễ hội. Đội ghe đăng lặng lẽ mang linh vật cất lại vào kho chờ mùa lễ hội năm sau!