Tại tỉnh Kon Tum từ khoảng 23 giờ đêm 27/9 bắt đầu có mưa lớn. Đến rạng sáng nay 28/9 cùng với mưa, gió đang mạnh dần và ảnh hưởng của bão số 4 đã gây ra một số thiệt hại đầu tiên.
Với những vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt tỉnh Kon Tum đã di dời hàng trăm hộ dân và dự kiến tiếp tục đưa hàng nghìn người dân đến nơi an toàn.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước cơn bão Noru tỉnh Kon Tum cho học sinh nghỉ học để phòng chống, ứng phó với cơn bão.
Kon Tum đang triển khai các giải pháp ứng phó, không để bị động trước cơn bão số 4 (bão Noru), trong đó tỉnh thống nhất cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới.
Để đến được vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, từ TP Tam Kỳ, chúng tôi đi bằng xe máy vượt quãng đường núi rừng quanh co, dốc đèo hơn 150 km để tới trung tâm xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Chỉ trong chiều 23/8/2022, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra đến 9 trận động đất.
Từ tháng 4/2021 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông và vùng lân cận đã ghi nhận hơn 300 trận động đất có cường độ ngày càng lớn.
Từ tháng 4/2021 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và vùng lân cận đã ghi nhận hơn 300 trận động đất có cường độ ngày càng lớn.
Tài nguyên dự báo là hơn 178.000 m3 đất, đá, cát được phê duyệt không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản đều thuộc các hạng mục của Thủy điện Nam Vao 2.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Thừa Thiên Huế và Công ty CP Thủy điện Nam Vao vừa ký kết hợp đồng tín dụng để đầu tư vào dự án Thủy điện Nam Vao 2 trong ngày 20/7.
Mong muốn có được tấm bằng tốt nghiệp THPT và làm gương cho con cháu, nhiều người lớn tuổi vẫn miệt mài đi thi. Có những cặp vợ chồng hay mẹ con cùng nhau vượt 'vũ môn'.
Các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đang rà soát để báo cáo tổng thể lại dự án tái định cư Đăk Đrinh. Từ đó, có biện pháp xử lý, khắc phục để ổn định cuộc sống cho người dân.
Chiều 26/4, tại thành phố Kon Tum, Đoàn công tác Bộ Xây dựng đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum để đánh giá tình hình động đất, thực trạng các công trình thủy điện và công trình dân sinh trong thời gian qua trên địa bàn huyện Kon Plông.
Để học sinh biết cách bảo vệ bản thân khi xảy ra động đất, các trường tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tuyên truyền và đặt ra các tình huống cho các em xử lý.
Gần 10 năm nay, nhiều hộ dân ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum) vẫn mòn mỏi chờ đợi khoản tiền đền bù từ Dự án Thủy điện Đăk Đrinh. Không đất sản xuất, không tiền làm ăn, nhiều hộ đành quay lại làng cũ sinh sống, phó mặc nguy hiểm.
Hơn 80 căn nhà tái định cư tại Dự án thủy điện Đăk Đrinh (huyện Kon Plông) phủ một màu u ám gần 10 năm qua, nhiều căn không ai ở, xuống cấp nghiêm trọng.
Rạng sáng nay (21/4), tại huyện Kon Plông (Kon Tum) đã liên tiếp diễn ra 3 trận động đất có độ lớn từ 2,5-3,2 và độ sâu từ 8,1- 8,6km.
Hàng trăm hộ dân ở nhiều xã vùng cao huyện Kon Plông (Kon Tum) luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu vì các trận động đất liên tiếp xảy ra. Rung chấn quá lớn đã khiến nhiều phòng học, phòng ở bán trú tại một số trường học nứt, toác vách tường.
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Kon Plông (Kon Tum) xảy ra hàng chục trận động đất. Động đất liên tiếp xảy ra làm cho nhà cửa rung lắc khiến người dân không khỏi bất an.
Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, với trận động đất có độ lớn 4,5 richter trưa 18/4, là trận động đất lớn nhất trong vòng 120 năm trở lại đây. Đây là hiện tượng bất thường, không thể chủ quan.
Ngày 18-4, UBND H.Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã có báo cáo cập nhật tình hình động đất xảy ra trên địa bàn. Theo đó, huyện Kon Plông, từ đầu năm đến nay xảy ra 53 trận động đất.
Để tránh ngập lụt, thiên tai, gần 200 hộ dân được di dời về khu tái định cư. Thế nhưng, nơi ở mới không có đất sản xuất khiến họ chán nản khăn gói về làng cũ.