Do mực nước sông Hồng dâng nhanh khiến khu vực các xã ngoài đê sông Hồng của huyện Thường Tín đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, tại khu dân cư của các xã: Tự Nhiên, Hồng Vân, Ninh Sở,… nước lũ đã gây ngập, mất điện và nước, chia cắt giao thông.
Đảng bộ huyện Thường Tín xác định, tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị và là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở luôn được phát huy cao.
Với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, gắn với du lịch, sản xuất hoa, cây cảnh đang được ngành nông nghiệp Hà Nội và các địa phương tập trung tái cơ cấu, dành nguồn lực đầu tư.
Hoa, cây cảnh là những cây trồng chủ lực khi ngành Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt, với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, sạch gắn với du lịch thì phát triển hoa, cây cảnh đã, đang trở thành hướng đi được các địa phương lựa chọn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) lần thứ XXVII đề ra mục tiêu 'Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao. Phấn đấu đến năm 2025 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của du khách trong và ngoài thành phố'. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Đảng ủy xã đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, huy động sức mạnh toàn dân, sớm đưa xã về đích NTM kiểu mẫu, nâng cao hơn nữa mức sống cho nhân dân.
Nhờ tiềm năng sẵn có của vùng nông thôn ven sông Hồng, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín đang từng bước chuyển mình, khai thác các dịch vụ lưu trú, tham quan trải nghiệm du lịch sinh thái, hướng đi mới thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Thành phố Hà Nội đã hình thành một hệ thống trang trại với nhiều loại hình, song những hạn chế về quy mô hay phát triển thiếu quy hoạch khiến kinh tế trang trại chưa phát huy được tiềm năng. Khi Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào đời sống (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), Hà Nội kỳ vọng kinh tế trang trại sẽ trở thành điểm sáng của nông nghiệp Thủ đô.
Trong những ngày này, khắp các làng nghề ngoại thành Hà Nội không khí luôn tất bật, nhộn nhịn và 'gấp gáp'. Theo người dân làng nghề, thời điểm Tết Dương lịch là thời điểm 'nước rút' để hoàn thành các đơn hàng cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Hiệu quả từ một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã được khẳng định. Điều đó cho thấy, nông nghiệp Hà Nội còn nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ hơn.
Với lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng từ các dòng sông lớn chảy qua, Hà Nội không chỉ có thế mạnh về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, mà còn có nguồn lực khai thác du lịch nông nghiệp.