Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, vừa qua, nhân Kỳ họp 8, Quốc hội Khóa XV, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã thăm hỏi và trao hỗ trợ cho các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, nhân dịp Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 29.10, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp mặt, thăm hỏi, trao hỗ trợ tới chính quyền, Nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định.
Thảo luận tại hội trường sáng 29/10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị sửa khoản 3 Điều 15 của dự thảo luật về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đối với phân bón được sửa đổi từ năm 2014, chuyển từ diện đang chịu thuế suất 5% sang diện không chịu thuế. Chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước suốt thời gian vừa qua. Do đó, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần áp thuế với mặt hàng này để đảm bảo công bằng, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị giữ áp thuế VAT 5% với phân bón như dự thảo Luật đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Ngày 29/10, thảo luận tại Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu quan tâm đến nội dung chuyển mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%, được Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong đó, Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc cho rằng, điều này sẽ có lợi cho 3 nhà là nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, giảm sự lệ thuộc vào phân bón nhập khẩu.
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kiểm toán nhà nước và nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội, Hiệp hội phân bón, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã liên tục kiến nghị chuyển lại mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang đối tượng chịu thuế suất 5%.
Sáng 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sáng 29/10 tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngày 29/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi.
'Để nâng cao tính cạnh tranh với phân bón phải nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ chứ không thể để người nông dân vốn còng lưng lo cày cấy lại phải gánh thêm thuế VAT 5% thì rất tội cho họ'.
Sáng 29.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Sáng 29.10, góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế...
Thảo luận tại phiên toàn thể ở Hội trường sáng 29/10, nhiều ý kiến đại biểu quan tâm đến nội dung chuyển mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%, được Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Cụ thể, các đại biểu cho rằng, cần 'chìa khóa' để xử lý những bất cập trong chính sách đối với ngành sản xuất phân bón, đảm bảo mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Chiều 28/10, thảo luận tại tổ 9 (các đoàn Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng: Việc nâng tuổi nghỉ hưu cần có các quy định chi tiết, bảo đảm áp dụng đúng đối tượng, đáp ứng điều kiện sức khỏe, năng lực. Điều này sẽ vừa giúp sĩ quan đảm bảo quyền lợi, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng công tác và nhu cầu trẻ hóa lực lượng quân đội.
Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội ở hầu hết cấp bậc quân hàm; một số trường hợp sĩ quan quân đội được xem xét nâng lương, thăng quân hàm trước thời hạn...
Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023', các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.
Ngày 28/10, Quốc hội (QH) tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của QH về kết quả giám sát chuyên đề
Tại phiên thảo luận về 'việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển NƠXH từ năm 2015 đến hết năm 2023' của Kỳ họp thứ 8, nhiều ĐBQH cho rằng, một trong những lý do khiến NƠXH chưa phát triển mạnh do việc tiếp cận, giải ngân tín dụng thấp.
Kết quả thanh tra, kiểm toán đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến quản lý bất động sản (BĐS). Trong đó, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính về đất 5.379 tỷ đồng.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, giá bất động sản cao bất thường do người mua bất động sản để tích lũy tăng cao khiến dòng tiền đẩy vào bất động sản cao, không chảy vào kinh doanh sản xuất; nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm.
Thảo luận tại hội trường sáng 28.10 về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế và xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài.
Để phát triển nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có chỗ ở, các đại biểu Quốc hội cho rằng, không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà cho thuê mà phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê, theo đó, có thể hình thành quỹ này từ tiền thu 2% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại.
Để kiểm soát giá bất động sản, đại biểu Quốc hội đề xuất, yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, xây dựng cơ chế quản lý sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp tại một số thành phố lớn…
Theo ĐBQH, việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết và cấp bách cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Tại phiên thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023', nhiều đại biểu đã chỉ ra những điểm nghẽn về thể chế, chính sách trong phát triển nhà ở xã hội; đồng thời phân tích nguyên nhân, kiến nghị nhiều giải pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Chiều 26/10, thảo luận ở Tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật cần được rà soát kỹ lưỡng, tập trung sửa đổi những vấn đề cấp thiết nhằm giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Tám, chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải 'phúc đáp' được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…
Góp ý vào dự án Luật Công chứng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, không nên quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng để bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện giao dịch công chứng.
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.
Góp ý vào dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại phiên thảo luận toàn thể ở hội trường vào chiều 25/10, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng (sửa đổi).
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nguyên tắc cân đối thu chi Quỹ BHYT. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, diễn ra chiều 24/10.
Chiều 24/10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Luật Dữ liệu, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng vào nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.
Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Các đại biểu đề xuất bổ sung một số quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong tiếp cận dịch vụ y tế.
Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội (QH) khóa XV dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024, bế mạc vào ngày 30/11. Kỳ họp được chia thành 2 đợt, đợt 1 từ ngày 21/10 - 13/11; đợt 2 từ ngày 20 - 30/11. Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, QH xem xét thông qua 16 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật; cho ý kiến 12 dự án luật. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã có nhiều hoạt động chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung.
Chiều 17/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị phối hợp tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh và Trung ương thường trú trên địa bàn.
Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi tọa đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…
Sáng 15/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật Di sản văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chiều 15/10, tại Hòa Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc chủ trì Hội nghị.
Sáng 16/10, tại Hà Nội, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Tọa đàm 'Góp ý hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi) vì mục tiêu phát triển bền vững'.
Sáng 15/10, tại Sở VH-TT&DL, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các ban, sở, ngành liên quan.
Chiều 14/10, tại Công ty Điện lực Hòa Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức khảo sát, lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh... Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều 14/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tổ chức khảo sát, lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Công ty Điện lực Hòa Bình.
Sáng 11/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo luật trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Chiều 8/10, Công an tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với Công an các huyện, thành phố phổ biến, quán triệt các luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tổ chức tọa đàm về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.
Sáng 8/10, tại Nhà văn hóa huyện Lạc Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thủy và 150 cử tri đến từ các xã, thị trấn trong huyện.
Chiều 7/10, tại xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh khóa XV gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, huyện Yên Thủy và trên 160 cử tri đến từ xã, thị trấn của huyện Yên Thủy.
Sáng 07/10, tại thôn Đồng Sương, xã Liên Sơn (Lương Sơn), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình khóa XV gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.