Trồng xen cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trong vườn cà phê có thể xem là một giải pháp vừa tăng thu nhập bền vững, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo môi trường sinh thái ổn định, đối phó với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Di Linh đã có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập từ 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng/ha. Đây thật sự là những điểm sáng tiêu biểu và đang ngày càng lan tỏa khắp các địa phương trên địa bàn huyện.
Sau gần 4 năm triển khai, phong trào 'Ngày thứ Bảy vì nông thôn mới (NTM)' đã thực sự lan tỏa, tạo nên khí thế thi đua xây dựng NTM, đô thị văn minh sôi nổi từ khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Di Linh. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân mà còn giúp huyện giữ vững các tiêu chí môi trường, đưa địa phương tiến gần đến mục tiêu xây dựng huyện NTM như lộ trình đã đặt ra.
Vui mừng là tâm lý chung của người trồng dâu, nuôi tằm tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua khi các lứa tằm bán ra ở mức cao, đồng thời, biên độ giá ổn định hơn nhiều so với những năm trước đó.
Di Linh xác định rõ lộ trình đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2024. Qua đó, xây dựng đảm bảo thực chất, toàn diện, hiệu quả, bền vững và ngày càng đem lại những giá trị cao về đời sống vật chất và tinh thần cho người người dân.
Tận dụng lợi thế từ mặt nước hồ thủy điện, các ao, hồ nhỏ lẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Di Linh đã phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mở ra hướng phát triển kinh tế mới; qua đó, góp phần quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập, ổn định đời sống cho người dân địa phương.
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động rất lớn đến tình hình chăn nuôi heo trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong khi giá heo hơi giảm thấp, giá thức ăn gia súc lại tăng mạnh khiến người chăn nuôi lâm vào tình cảnh khó khăn. Nhiều hộ dừng kế hoạch tái đàn, tăng đàn vì đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Những năm gần đây, nông dân Di Linh đẩy mạnh sản xuất các loại cây trồng như chè, cà phê, trái cây... theo tiêu chuẩn VietGAP, nhất là thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác, cung ứng ra thị trường những nông sản thật sự ngon và chất lượng nhất.
Sau 2 năm thành lập, ZiliCoffee thuộc Công ty TNHH cà phê rang xay Phu Đoan (xã Liên Đầm, huyện Di Linh) một lần nữa khẳng định thương hiệu của vùng đất nổi tiếng khắp nước về sản xuất cà phê. Được chứng nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, với 'tấm vé thông hành' này cà phê ZiliCoffee được xếp hạng 4 sao. Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện khát vọng đưa cà phê địa phương vươn ra thị trường lớn.
Một phần tư thế kỷ trước, xe máy hãng Minsk, Simson quấn chặt các kiểu vòng xích quanh 2 bánh ì ạch thồ chúng tôi vào Gia Bắc. Quăng quật non nửa ngày đường giữa đất rừng nhão nhoét. Bây giờ vẫn cự li ấy, nhưng đường láng nhựa, lung linh hoa nắng của rừng xanh mút trời. Thanh âm đại ngàn từ các ngọn núi thiêng Ha Lôn, Rơ Gú, Lú Cọp, Tạ Trồn… vẫn ôm lấy vùng đất biên tỉnh.
Địa bàn có diện tích rộng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, số đơn vị hành chính nhiều, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Di Linh thực sự khó. Đầu năm 2021, huyện Di Linh chỉ còn 2 xã vùng sâu, vùng xa chưa đạt NTM, đó là nỗ lực rất lớn của địa phương, đồng thời phía trước còn nhiều gian nan không nhỏ.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc, sau khi về đích xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2019, xã Hòa Ninh (huyện Di Linh) tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2020.
Năm 2019, huyện Di Linh chọn 12 thôn thuộc 12 xã để xây dựng thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, tùy vào điều kiện, tình hình thực tế của mỗi địa phương mà thực hiện theo các phần việc phù hợp. Đây được xem là cơ sở tiền đề để các xã tiếp tục xây dựng xã NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.
Từ thực tiễn lợi ích mà chuỗi liên kết mang lại, huyện Di Linh đang đẩy mạnh xây dựng mô hình này để tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhằm tăng giá trị kinh tế trong sản xuất cây cà phê, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức canh tác, đa dạng hóa cây trồng. Trong đó, phương thức trồng xen canh được nhiều nông dân áp dụng thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lâm Ðồng đang bước vào mùa mưa và cũng là mùa cây sầu riêng cho quả. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Di Linh nhiều vườn sầu riêng có hiện tượng rụng quả non hàng loạt, khiến người dân không khỏi lo lắng.