Ngay khi giao thừa vừa điểm, có nhiều người, nhiều nhà ở Hải Dương đã sửa soạn 'dọn mình' để đi lễ tại các đình, chùa.
Mất ở Trung Quốc vào năm 1428, song bằng cách nào, cụ Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - đã được đưa về an táng trên núi Báo Đức, ở quê nhà Chi Ngãi, TP Chí Linh ngày nay?
Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 1 – 4/9), các di tích, điểm tham quan trong tỉnh Hải Dương thu hút trên 53.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2022.
Từ ngày 29.4-3.5, thời tiết thuận lợi, các khu, điểm du lịch, di tích lớn của Hải Dương đón khoảng 38.000 lượt khách tới tham quan, chiêm bái và trải nghiệm, tăng từ 20-50% so với kỳ nghỉ lễ năm ngoái.
Dịp nghỉ lễ 30.4-1.5 năm nay có 5 ngày nghỉ, vì vậy nhiều điểm đến nội tỉnh đã đón lượng khách rất đông.
Gần 2 ngày đầu nghỉ lễ 30.4-1.5, một số điểm du lịch, di tích lớn ở Hải Dương đón hơn 9.000 lượt khách tới tham quan, chiêm bái.
Trong quý I năm 2023, các khu, điểm du lịch, di tích ở Hải Dương đón và phục vụ hơn 710.000 lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Sáng 13.2 (tức ngày 23 tháng giêng), tại đền Cả thuộc quần thể khu di tích đền Cao, phường An Lạc (Chí Linh), Ban tổ chức lễ hội đền Cao năm 2023 tổ chức lễ khai hội truyền thống.
Lễ hội đền Cao An Lạc (Chí Linh) được tổ chức trong 3 ngày từ 12 – 14.2 (tức ngày 22-24 tháng giêng) gồm các nội dung phần lễ và phần hội theo đúng nghi thức truyền thống.
An Lạc được biết đến là vùng kỳ địa của thành phố Chí Linh (Hải Dương) với 99 ngọn núi cùng quần thể di tích đền thờ 5 vị tướng quân họ Vương có công giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống. Đặc biệt, trên núi Thiên Bồng, nơi tọa lạc di tích Đền Cao còn có rừng lim cổ với 54 cây lim di sản cổ thụ nhiều trăm năm tuổi khiến ta ngỡ ngàng. Lưu giữ trong mình huyền tích, cùng với vẻ đẹp tự nhiên, rừng lim đã trở thành linh vật tạo sức cuốn hút kỳ lạ cho vùng di tích.
Những ngày đầu xuân Quý Mão, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho nhân dân và du khách thập phương du xuân, hành lễ.