'Điểm tựa' vững vàng của đồng bào các dân tộc nơi biên giới Ka Lăng

Gần 25 năm công tác trong BĐBP, trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, song Trung tá Phùng Nhù Giá, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ka Lăng, BĐBP Lai Châu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, dũng cảm, không ngại khó khăn, gian khổ, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương làm được nhiều việc làm ý nghĩa, chăm lo cuộc sống cho đồng bào các dân tộc nơi biên giới, góp phần giữ bình yên vùng phên dậu của Tổ quốc.

Đồng bào Hà Nhì treo cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ - Nét văn hóa thiêng liêng

Trong cộng đồng các dân tộc Lai Châu, đồng bào Hà Nhì sinh sống chủ yếu trên địa bàn các xã khu vực biên giới Việt - Trung. Những năm gần đây, việc các gia đình người Hà Nhì treo cờ Tổ quốc trước cửa nhà và ảnh Bác Hồ tại gian chính trong nhà đã 'mặc nhiên' là một nét văn hóa được hình thành từ tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, từ sự tôn vinh vị lãnh tụ mà mình hằng kính yêu và biết ơn. Nét đẹp văn hóa này được hình thành kể từ khi BĐBP Lai Châu tổ chức họp dân để phát động, tuyên truyền, tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho đồng bào Hà Nhì.

Dấu ấn phong trào thi đua Quyết thắng BĐBP giai đoạn 2019-2024

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất', những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, sự quan tâm phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các Ban, bộ, ngành Trung ương, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân các dân tộc nơi biên giới, phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) trong BĐBP được triển khai đồng bộ, sâu rộng, với nhiều hình thức, cách làm phong phú, đa dạng, đạt nhiều kết quả quan trọng; góp phần xây dựng BĐBP vững mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Sức mạnh lòng dân trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Những năm qua, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè triển khai hiệu quả Phong trào 'Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia' giúp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn khu vực biên giới, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân ở khu vực biên giới.

Phối hợp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Hội nghị thảo luận về một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu với Huyện ủy 4 huyện biên giới.

Ân tình hậu phương

Sóng biển ầm ào vỗ vào bờ đá, gió núi xào xạc trên những tán cây rừng vùng biên... mang theo nỗi nhớ thương nơi quê nhà vượt ngàn dặm xa gửi người chiến sĩ đang canh giữ biển trời Tổ quốc. Là 'hậu phương' người quân nhân vùng biên, dẫu biết có những hy sinh khó nói hết thành lời, nhưng ngày qua ngày, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ thay chồng gánh vác việc nhà, vun vén hạnh phúc; làm điểm tựa tinh thần để các chiến sĩ phương xa vững tâm, yên lòng công tác... Cứ thế, tình yêu nhỏ cất giữ riêng một góc, chắp cánh cho tình yêu lớn hơn, tình yêu Tổ quốc!

Phú Thọ: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Vừa qua, Hội LHPN huyện Thanh Sơn và Hội LHNP huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'.

Người Hà Nhì bảo vệ biên cương

Những ngày đầu Xuân, trong tiết trời còn se lạnh, chúng tôi đi qua những con đường đèo dốc ngoằn ngoèo, hiểm trở đến với Thu Lũm. Chúng tôi phải di chuyển gần 8 giờ đồng hồ bằng xe ô tô từ trung tâm thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu mới đến được nơi đây. Thu Lũm là xã biên giới xa xôi thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, tiếp giáp với Trung Quốc, nơi đây có 15 cột mốc biên giới.

Xuân về nơi thượng nguồn biên ải Ka Lăng

Xuân này ở nơi heo hút, gian khổ nơi thượng nguồn sông Đà, thuộc huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng (Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu) vẫn đêm ngày giữ vững phên giậu của Tổ quốc.

Mây trắng cuối trời Tây Bắc

Lai Châu, vùng đất nơi cuối trời Tây Bắc 600 năm trước đây đã từng đi vào trong thơ của vị thánh quân Lê Lợi khi ngài đem quân bình định chốn rừng thiêng nước độc này. Câu thơ 'Hư đạo nguy than tam bách khúc' - dịch nghĩa là 'ba trăm ngọn thác nguy hiểm đã thành lời nói hư huyễn' của tiền nhân giờ ứng nghiệm với những con đường chạy qua dốc núi để đến với các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu. Gần đây, Lai Châu đã bừng sáng trong công cuộc phát triển, trở thành một địa phương có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Đời sống của nhân dân dần khởi sắc, đồng bào các dân tộc 'lá vàng' đã định canh, định cư để cùng chung tay xây dựng quê hương.

Đi dân vận, lấy được vợ

Trong ngôi nhà hạnh phúc của mình, chị Hoàng Thị Kim Liên, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội) tâm sự với chúng tôi về mối tình đầu và cũng là duy nhất của chị với Thượng tá Nguyễn Văn Nguyên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Học viện Biên phòng.

Lính Biên phòng Lai Châu và mùa xuân trấn ải

Cùng với đồng đội trên khắp mọi miền biên cương Tổ quốc, những người lính Biên phòng Lai Châu gác niềm riêng để chắc tay súng trấn ải và hòa chung niềm vui đón năm mới cùng bà con các bản làng biên giới vùng cao Tây Bắc.

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Thực hiện chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương', Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu triển khai nhiều mô hình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần tiếp sức để phụ nữ vùng biên vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức cho phụ nữ về trách nhiệm trong tham gia xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Thăm, tặng quà tại Đồn biên phòng Ka Lăng

Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh vừa đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên cương tại Đồn biên phòng Ka Lăng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Chính trị | Học tập, làm theo Bác TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn Bộ đội Biên phòng 'Phải dựa vào Nhân dân, ra sức đoàn kết và giúp đỡ Nhân dân'. Thấm nhuần lời dạy của Bác kính yêu, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực, giúp đỡ Nhân dân nơi biên cương từng bước cải thiện cuộc sống và nâng cao dân trí.

Xã Hội TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Sáng 25/6, tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, được sự ủy quyền của Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi năm 2022'.

An ninh quốc phòng | Vì biển, đảo, biên giới quê hương | Biên Phòng TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Được giao nhiệm vụ bảo vệ đoạn biên giới dài trên 30km tại hai xã: Ka Lăng, Tá Bạ (huyện Mường Tè), thời gian qua, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ka Lăng triển khai hiệu quả công tác tăng gia sản xuất tại đơn vị và hướng dẫn người dân trên địa bàn tổ chức sản xuất, chăn nuôi...

Chính trị TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, có đường biên giới dài trên 130km, tiếp giáp với 3 huyện: Giang Thành, Kim Bình và Lục Xuân, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Trong năm qua, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Huyện ủy Mường Tè đã quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác quốc phòng - an ninh (QPAN), trọng tâm là 'Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới', 'Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia'. Đồng thời, thực hiện tốt công tác đối ngoại hòa bình, qua đó giữ vững chủ quyền biên cương Tổ quốc, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên tuyến biên giới do huyện quản lý.

An ninh quốc phòng TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Khu vực biên giới tỉnh Lai Châu có vị trí chiến lược, quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh (QP-AN) và đối ngoại. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện là cơ sở, điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng môi trường phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của tỉnh.

Quân khu 2 hoàn thành bầu cử sớm trong toàn quân

Tính đến 14 giờ 30 phút ngày 23/5, 100% cử tri thuộc các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa Quân khu 2 đã hoàn thành công tác bầu cử, sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới - Bài 2: Chắp cánh những ước mơ

Hơn 10 năm qua, cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh Lai Châu vẫn miệt mài với sự nghiệp trồng người bằng việc đưa các em có hoàn cảnh khó khăn về đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng.

Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới - Bài 1: Nơi khởi nguồn mô hình 'Con nuôi Đồn Biên phòng'

Nhiều năm qua, mô hình 'Con nuôi Đồn Biên phòng' trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, chia sẻ gánh nặng về kinh tế với các hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào các dân tộc.

Những ngôi nhà nghĩa tình ở vùng biên giới Lai Châu

Với người dân nghèo ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu, lo đủ ăn đã khó, làm được nhà kiên cố để ở càng khó hơn. Chính vì vậy, những ngôi nhà nghĩa tình được BĐBP Lai Châu bàn giao, đưa vào sử dụng từ sự hỗ trợ kinh phí của các cấp, các ngành đã làm ấm lòng người dân nơi biên cương nghèo khó này.

Cựu chiến binh làm giàu trên vùng đất khó

ĐBP - Gần chục héc ta đất hoang hóa, khô cằn trên đồi Púng Cô đã được phủ một màu xanh mướt của lúa, ngô, mía, cà phê, cây ăn quả và cây lấy gỗ. Đó là kết quả của sự lao động không ngừng nghỉ của cựu chiến binh Bạc Cầm Phiu, bản Nà Dên, xã Xuân Lao (huyện Mường Ảng) - người luôn tâm niệm học Bác từ những việc nhỏ, không từ bỏ mục tiêu phấn đấu và không chấp nhận đói nghèo.

Cùng biên phòng Ka Lăng tuần tra nơi sông Đà chảy vào đất Việt

Sông Đà – con sông hùng vĩ dài gần 1.000km bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào nước ta tại tỉnh Lai Châu. Ngã 3 sông Đà – Nậm Na tại xã Ka Lăng (huyện Mường Tè) là nơi con sông chính thức 'nhập tịch' Việt Nam.

Người Hà Nhì ở Lai Châu yêu Tổ quốc, quý Bác Hồ

Không biết từ bao giờ, lá cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ là những thứ không thể thiếu đối với mỗi gia đình đồng bào dân tộc Hà Nhì ở huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu).