Ngày 29/1, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội và Công ty Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội đến thăm, tặng quà Mái ấm Thánh Tâm giáo xứ Xuy Xá, huyện Mỹ Đức.
Theo lộ trình, đến năm 2035, toàn bộ mạng lưới xe buýt trên địa bàn Thủ đô sẽ chuyển sang buýt xanh (nhiên liệu sạch thân thiện môi trường) và tăng sản lượng khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang vận tải công cộng. Để đạt được mục tiêu, Hà Nội đã và sẽ làm gì để lộ trình này có tính khả thi?
Lộ trình xanh hóa toàn mạng lưới xe buýt với mục tiêu 100% phương tiện thay mới từ năm 2025 phải là buýt điện, năng lượng xanh và từ năm 2035 phủ xanh toàn bộ mạng lưới xe buýt của Hà Nội là mục tiêu khó khăn.
Chi phí đầu tư xe buýt điện, năng lượng xanh cao gấp 2-4 lần so với xe buýt truyền thống sử dụng diesel. Bên cạnh đó, nhiều rào cản khác về hạ tầng nguồn điện, trạm sạc, cơ chế chính sách khiến mục tiêu hoàn thành trước 15 năm so với yêu cầu Thủ tướng đề ra của TP. Hà Nội gặp nhiều thách thức...
Mặc dù tỉ lệ sử dụng phương tiện năng lượng xanh của Hà Nội hiện nay khoảng 13,6%, con số này còn khiêm tốn so với những mục tiêu, kỳ vọng đặt ra, song qua hơn 1 năm đưa các phương tiện vào sử dụng, nhân dân và hành khách đều bày tỏ thái độ ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của loại buýt này. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm 'Hà Nội làm gì để xanh hóa xe buýt?' do Báo Giao thông tổ chức chiều 28/11.
Việc chuyển đổi xe buýt từ nhiên liệu diesel sang sử dụng năng lượng xanh là xu thế tất yếu đã được Chính phủ giao cho ngành GTVT. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Thành phố Hà Nội đã phân ra các giai đoạn, lộ trình phù hợp với nguồn lực để đảm bảo tính khả thi cao nhất cho việc chuyển đổi xe sử dụng Năng lượng Xanh.
Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các bon và khí mê tan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào việc chuyển đổi, phát triển các loại hình phương tiện thân thiện với môi trường.
Để trở thành trung tâm logistics trọng điểm của quốc gia và khu vực, Hà Nội cần áp dụng các giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số.
Tại một hội thảo quốc tế mới đây, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông vận tải Hà Nội (Sở GTVT) Hà Nội ông Đỗ Phan Anh cho biết Thủ đô đặt mục tiêu thay thế 50% xe buýt diesel bằng xe điện đến năm 2035. Lộ trình được chia thành nhiều giai đoạn.
Ông Đỗ Phan Anh - Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, đến năm 2035, Hà Nội sẽ thay 50% xe buýt diesel bằng xe điện.
Ngày 10/11, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện'. Hội thảo là dịp để các bên liên quan thảo luận các giải pháp nhằm hỗ trợ chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông điện.
Theo Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, 100% xe buýt hoạt động tại 5 đô thị trực thuộc Trung ương sử dụng điện, năng lượng xanh. Dù vậy, mục tiêu này rất khó để triển khai cũng như cần chính sách đột phá.