Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, cán bộ, giảng viên các trường ĐH tham gia kiểm tra công tác coi thi theo sự phân công của Bộ GD&ĐT.
Từ môn Dự án cá nhân, nhóm SV năm 2 khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV- ĐH Quốc gia TPHCM đã triển khai dự án 'Stress học đường - Ngỏ', nhằm chia sẻ kiến thức về stress đến với HS THPT – lứa tuổi dễ gặp'stress'.
Ngay sau khi ĐHQG TPHCM công bố kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2021 đợt 1, hàng loạt trường ĐH mở cổng nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức này.
Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (KHXH&NV) ĐH Quốc gia TPHCM và Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP.HCM vừa tổ chức Lễ Bế giảng Khóa Đào tạo Giáo viên tiếng Hàn bậc phổ thông đầu tiên.
Diễn biến mới vụ 11 giảng viên Trường ĐH KHXH&NV phản đối trưởng khoa, xin nghỉ việc; Hà Nội công bố Lịch sử là môn thi cuối cùng vào lớp 10 hay Trường ĐH Bách khoa TPHCM lên tiếng vụ GS Phan Thanh Sơn Nam bị tố 'gian lận' nghiên cứu là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Ngày 9/3, theo nguồn tin của PV, Tổ xác minh của ĐHQG TPHCM vừa có thư mời 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (ĐH KHXH&NV TPHCM) làm việc. Đây là những người đã nộp đơn xin nghỉ việc và gửi đơn kiến nghị Thanh tra Chính phủ để phản đối trưởng khoa…
Liên quan đến sự việc 11/18 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV TPHCM) thuộc ĐH Quốc gia TPHCM nghỉ việc để phản đối trưởng khoa, ĐHQG TPHCM đã lập tổ xác minh và bắt đầu tiến hành xác minh lại toàn bộ sự việc.
Cho rằng trưởng khoa không đủ năng lực quản lý, việc bổ nhiệm trưởng khoa không đủ chuẩn, không đúng quy trình… một nhóm giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), ĐHQG TPHCM đã nhiều lần kiến nghị Trường giải quyết, thậm chí nộp đơn lên Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi Trường công bố kết luận thanh tra, nhóm này tiếp tục kiến nghị, đồng thời 12/18 giảng viên đã nộp đơn xin nghỉ việc…
Cười thật tươi, vỗ tay thật giòn theo nhạc hiệu là có tiền. Đây là nghề cổ động viên - 'mốt' mới trong nghề làm thêm của nhiều bạn trẻ hiện nay.
TS Nguyễn Thị Quốc Minh (Giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM) đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học môn Văn.
Xót xa khi chứng kiến những quyển sách, tư liệu quý trên chất liệu giấy có tuổi đời hàng trăm năm hư hỏng theo thời gian, chàng trai Bùi Tiến Phúc (31 tuổi, quê Bình Thuận) lên đường ra nước ngoài tìm 'bí kíp' hồi sinh, kéo dài tuổi thọ cho chúng. Trở về quê hương, đồng hành với anh là cô vợ có chung niềm đam mê, hoài bão. Mỗi ngày họ thầm lặng viết tiếp cuộc đời cho những trang sách...
Bên cạnh tuyển sinh người học trong nước, nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam còn chiêu sinh đào tạo sinh viên người nước ngoài.
Ngày 11/01, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM và Trường ĐH Thái Bình Dương đã công bố đề án tuyển sinh của trường. Theo đó, cả hai trường điều có nhiều điểm mới trong đề tuyển sinh so với năm trước.
Ngày 22 -23/12, tại TPHCM, Trung tâm Ngôn ngữ Tiếng Hàn tại TPHCM và Trường ĐH KHXH&NV TPHCM phối hợp tổ chức 'Hội thảo Giảng dạy tiếng Hàn bậc phổ thông tại Việt Nam: Thực trạng và phương hướng phát triển'
Nếu trước đây, bạn là một 'tín đồ' của thói quen dậy sớm thì cũng 'riêng mình mình biết, chuyện mình mình hay'; thế nhưng trong thời dịch bệnh COVID-19, khi mọi người phải ở trong nhà thì thói quen này bỗng được kích hoạt chế độ cộng đồng. Các bạn trẻ từ rủ rê đến thách nhau cùng dậy sớm để chạy bộ, khiêu vũ, đọc sách, nấu ăn… sôi sùng sục trên mạng xã hội.
Ngày 14-11, trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TPHCM 2020, hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11, Bảo tàng Áo Dài tiếp nhận hiện vật áo dài của các nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa có nhiều đóng góp cho xã hội.
Chàng trai Bùi Tiến Phúc ở miền Trung đã dành trọn 10 năm trời tìm tòi, nghiên cứu ở nước ngoài để trở thành 'bác sĩ giấy' chuyên trị các loại bệnh cho sách và các tư liệu trên nền giấy xưa...
Liên quan vụ tranh chấp giữa NCS và hội đồng chấm luận án cấp đơn vị chuyên môn lần 2, ngày 5/8, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên bác yêu cầu của nguyên đơn. Buộc nguyên đơn bồi thường 44,7 triệu đồng. Nguyên đơn cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo.
Tòa án nhân dân Q.1 (TPHCM) đưa ra xét xử vụ tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ luận án tiến sĩ của một nghiên cứu sinh và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) - ĐH Quốc gia TPHCM.
Ở TPHCM có những phiên chợ độc đáo mà mỗi năm chỉ họp có một lần vào dịp Tết.
Tác giả Phạm Quỳnh Giang hiện đang là Giảng viên của trường ĐH KHXH&NV TPHCM. Bên cạnh công việc giảng dạy, chị còn tham gia viết sách và dịch thuật. Một số tác phẩm của chị đã xuất bản như Vietnam: Paradise or Hell (viết); Người Hàn Quốc là ai?; Bộ ba xuất chúng và Khám phá Thiết kế đô thị Hàn Quốc (dịch) Trong đó, tác phẩm gần nhất là Người tối giản (Sống và NXB Hồng Đức), nhận được nhiều sự quan tâm và yêu mến của độc giả.
Mang đến cuộc thi 'Người Nhân văn khởi nghiệp' các sản phẩm chế biến từ trái quách (một đặc sản của Trà Vinh), Nguyễn Thành Gia đã đoạt ngôi Quán quân.
Ngày 20/10 năm nay có lẽ là ngày kỷ niệm đáng nhớ đối với tập thể nữ cán bộ, viên chức, lao động trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM). Bởi lẽ, các chị vừa vinh dự nhận được Giải thưởng PNVN năm 2019 do TƯ Hội LHPN Việt Nam trao tặng.
Sau các công trình nghiên cứu về điện ảnh, mới đây, Tiến sĩ Lý luận văn học Đào Lê Na vừa giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Tự sự của hạt mưa (NXB Phụ Nữ). Tác phẩm là hành trình của nhiều nhân vật, qua nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực Đông Nam Á.
Với lợi ích về cơ hội nghề nghiệp, đa dạng hóa kiến thức bản thân, văn bằng 2 là xu thế khá phổ biến hiện nay, nhất là đối với những người đang đi làm. Chuẩn hóa hoạt động đào tạo để việc học và cấp bằng thực chất hơn là đòi hỏi không chỉ của xã hội, mà là trách nhiệm của từng đơn vị.