Qua đền Núi Dạ (Quá Dạ Lĩnh từ)

Mới đây, khi bổ sung. chỉnh lý tái bản sách Giải mã thơ ca Lý Trần, bổ sung phần thơ của danh sĩ Trương Hán Siêu, cả mấy chục bài, thấy có một cái chú thích sai, cần phải xem xét lại. Kính mời các bạn tham khảo.

Hồ Gươm – Góc nhìn truyền thuyết và lịch sử

Sự thực của truyền thuyết lịch sử này là gì? Nên hiểu như thế nào cho đúng, tránh dẫn đến những hiểu biết sai lầm, thậm chí thái quá như: Cụ Rùa Hồ Gươm là một biểu tượng thiêng liêng – hình tượng gắn với lịch sử đất nước dân tộc như một chứng nhân lịch sử từ thời Lê sơ… Trước khi tìm hiểu điều này, ta hãy nhận thức lại định nghĩa về Lịch sử.

Tức Mặc cố hương ngời Quốc sử

Tám trăm năm sau nhìn lại, ta càng cảm nhận tài năng của kiến trúc sư Trần Thủ Độ. Ngẫm ai đó có lý cho rằng, cỗ xe nhà Lý sau 215 năm (1010-1225) hành trình, nhờ cụ Điện tiền chỉ huy sứ kịp vung 'cây roi lịch sử', bấy giờ cỗ xe đã rệu rã ấy mới nép vào lề đường nhường chỗ cho cỗ xe mới mang tên nhà Trần, để quốc gia Đại Việt tiếp tục hành trình trên đường đua mang tên 'thời đại'.

Đời sống Chiêm bái Lam Kinh & chút 'hoang mang' về nhân cách của một bà thái hậu

TTH - Mấy lần thăm Lam Kinh (Thanh Hóa), mãi lần gần đây nhất, tôi mới may mắn được chiêm bái lăng mộ của bà Quang Thục thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu của vua Lê Thánh Tôn - một vị vua nổi tiếng anh minh, lỗi lạc của nhà Hậu Lê và của cả dân tộc.

Quốc vương Tư Tề và ngôi mộ ẩn tích 550 năm

Quốc vương Tư Tề, tên húy là Lê Hữu Lang, sinh năm Tân Tỵ 1401, tại Thọ Xuân, Thanh Hóa, là con trưởng của vua Lê Thái Tổ và bà Trịnh Thị Ngọc Lữ. Tại hội thề Lũng Nhai, 1416, chắc chắn tiểu tướng mười lăm tuổi Lê Tư Tề cũng có mặt cùng cha Lê Lợi và các anh hùng Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa.

Trần Thủ Độ trong dòng lịch sử

Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là một nhà chính trị đóng vai trò chủ sự trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực phản loạn và trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất.

Lý Đạo Thành - một lòng trung giữa dòng quyền lực

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), sử gia Phan Huy Chú tôn vinh 4 danh thần là 'Người phò tá có công lao tài đức', Lý Đạo Thành là người thứ nhất. Phan Huy Chú đã dẫn lại lời của Lê Tung, một sử gia thời nhà Lê, rằng: 'Lý Đạo Thành nhận việc ký thác vua bé, Tô Hiến Thành phụ chính, lòng trung quân ái quốc phảng phất giống Y Doãn, Chu Công'. Lý Đạo Thành đã trở thành thành hoàng của nhiều làng xã ở suốt vùng Bắc Bộ đến tận miền Hoan Diễn xa xôi bởi tấm lòng kính trọng của muôn dân.