Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp với phương châm 'Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả' và '4 tại chỗ'.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, các trận động đất tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng. Động đất xảy ra vào thời điểm cuối mùa khô, đầu mùa mưa nên tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất tại các khu vực bị tác động khi một lượng lớn nước mưa ngấm qua các kẽ nứt trên bề mặt.
Các dòng sản phẩm thịt bò Krông Pa đã chiếm được lòng tin của thực khách trong nước bởi chất lượng hảo hạng, đặc biệt là thịt bò một nắng. Để thương hiệu 'Bò Krông Pa-Gia Lai' ngày một vươn xa, giúp người dân có thêm thu nhập, ngành chức năng của tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực.
Krông Pa (tỉnh Gia Lai) là huyện thuần nông, có thế mạnh cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tận dụng thế mạnh này, từ nhiều năm nay, huyện đã triển khai các giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản và tăng thu nhập cho người dân.
Những sản vật đậm đà hương vị Tây Nguyên như thịt bò một nắng, muối kiến, muối é, rượu ghè… đã dần trở thành thương hiệu đặc trưng của vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai. Dịp Tết này, các loại đặc sản này tiêu thụ mạnh giúp người dân thêm niềm vui đủ đầy.
Huyện Krông Pa có điều kiện địa lý hết sức độc đáo, không giống với hầu hết các địa phương khác trong tỉnh Gia Lai. Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp của Krông Pa cũng mang tính độc đáo riêng, khó lẫn với cùng loại sản phẩm của các địa phương khác.
Năm 2021, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đã chung sức vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Vừa qua, anh Trịnh Phó Hạnh-chủ cơ sở nông cơ Hạnh Thu (xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng lò sấy thuốc lá bằng hơi điện, giúp nông dân nâng cao thu nhập và hạn chế lấy củi rừng làm chất đốt.
Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất.
Xác định nông nghiệp là 'trụ đỡ' của nền kinh tế, thời gian tới, tỉnh Gia Lai chú trọng đầu tư cho lĩnh vực chế biến nông sản hiện đại và sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Gia Lai đã có 22 sản phẩm đạt 4 sao và 127 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Chương trình đã góp phần quan trọng để từng bước nâng tầm đặc sản và sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Để sản xuất vụ mùa 2021 đạt kế hoạch đề ra và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, ngành Nông nghiệp Gia Lai cùng chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân xuống giống tập trung và sử dụng giống chất lượng cao, kháng bệnh tốt.
Ông Trần Trung Thành-Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên-cho biết: Mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm trước và dự báo kết thúc vào cuối tháng 11-2021. Tuy nhiên, những cơn mưa đầu mùa có khả năng sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông, sét, lốc, mưa đá.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh khảm lá vi rút hại mì, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai hướng dẫn các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trong sản xuất.
Gia Lai đang bước vào thời điểm giao mùa nên có thể xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng, mưa dông, lốc xoáy, sét… Do đó, các ngành, các địa phương chủ động triển khai biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân.
Sau 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh Gia Lai có 149 sản phẩm đạt 3-4 sao. Từ thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 250 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao và có ít nhất 2 sản phẩm đạt 5 sao.
Bên cạnh việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đưa cây thuốc lá nâu vào thay thế dần cây thuốc lá vàng hiện nay, di dời các lò sấy thuốc lá ra khỏi khu dân cư… thì các ngành và địa phương cần quyết liệt tìm kiếm nguồn nguyên liệu làm chất đốt thay thế cho các lò sấy thuốc lá. Đây chính là những điều kiện cần thiết để cây thuốc lá phát triển bền vững, trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cao cho người dân vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai.
Bà con nông dân khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đang vào vụ thu hoạch thuốc lá. Nhờ thời tiết thuận lợi nên cây thuốc lá cho năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, nguồn chất đốt để sấy thuốc lá vẫn đang là bài toán nan giải.
Bước vào vụ Đông Xuân 2020-2021, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Nhiều người đến tham quan đều khen ngợi mô hình trồng na hoàng hậu của gia đình ông Dương Tấn Cư (buôn Dù, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Đây là loại cây trồng mới trên đất Krông Pa đem lại thu nhập cao cho nông dân.
Do ảnh hưởng của bão số 12, tình trạng sạt lở đất, nhất là dọc bờ sông Ba-đoạn qua địa bàn các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai ngày càng trầm trọng. Hiện các cấp ngành, địa phương đã xây dựng biện pháp khắc phục tạm thời và lâu dài đối với các vị trí sạt lở nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân cũng như các công trình giao thông trọng điểm.
Ông Nguyễn Thanh Quang-Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) cho biết: Đến 14 giờ ngày 11-11, tuyến đường quốc lộ 25 qua thị xã đã được thông suốt, các phương tiện lưu thông trở lại bình thường.
Do ảnh hưởng của bão số 12, khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai xuất hiện mưa lớn làm nước sông Ba lên nhanh gây chia cắt một số đoạn trên quốc lộ 25.
Do mưa bão kéo dài gây thối củ và hàng ngàn héc ta mì bị bệnh khảm lá vi rút khiến năng suất mì ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) giảm mạnh. Nông dân huyện nghèo này đang đối diện một vụ mì thất bát.
Bão số 9 và đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua đã làm hư hại nhiều tuyến đường tại các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai. Việc khắc phục sự cố giao thông đang gặp nhiều khó khăn do liên tục có mưa.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phát triển ổn định và bền vững.
Trước tốc độ di chuyển nhanh, mạnh bất ngờ của cơn bão số 9 (bão Molave), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống thiên tai đã có công điện đề nghị Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.
Vừa qua, HĐND tỉnh Gia Lai đã thông qua nghị quyết về việc triển khai thực hiện dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Ba đoạn qua khu vực xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa). Đây là tin vui cho cư dân sinh sống trong vùng sạt lở. Tuy nhiên, việc đầu tư và xử lý sạt lở lại thiếu sự căn cơ, đồng bộ.
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản, nhiều nông dân ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Đây là 'đòn bẩy' đưa sản phẩm địa phương ngày càng vươn xa.
Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có sức lan tỏa rộng khắp.
Krông Pa là địa phương thường bị hạn hán, mưa lũ, gió lốc gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, huyện đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Krông Pa đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cho cây trồng. Nhờ đó, cây trồng phát triển ổn định, năng suất đạt cao hơn so với vụ Đông Xuân 2018-2019.
Bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng, nhiều người dân ở huyện Krông Pa vẫn lấy hom giống mì ngay trong vùng dịch hoặc mua bán, trao đổi và di thực giống mì từ các địa phương khác về khiến bệnh khảm lá vi rút có nguy cơ lây lan diện rộng.
Hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng lõi rừng Ia Hdreh (huyện Krông Pa) đã dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là tình trạng phá rừng làm rẫy. Mặc dù UBND huyện đã lên phương án di dời các hộ dân nhưng thực tế đang gặp phải nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ.
Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa (Gia Lai)-cho biết: Sau khi thông tin một số cửa khẩu giáp biên với Trung Quốc được thông quan, thương lái đã bắt đầu quay trở lại Krông Pa thu mua dưa hấu. Giá dưa nhờ thế đang nhích lên từng ngày.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 15-30%; lượng dòng chảy trên các sông, suối cũng thấp hơn trung bình nhiều năm 10-35%. Do đó, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp để chủ động chống hạn cho vụ Đông Xuân.