Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ đề nghị cần công khai số dư số tiền bảo hiểm y tế hằng năm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
Chiều 31/10, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm vấn đề BHYT liên quan đến học sinh, sinh viên…
Chiều 31/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Góp ý vào dự án Luật, nhiều Đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng mức hỗ trợ để cho học sinh, sinh viên (HS, SV) tham gia BHYT.
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề xuất bỏ quy định trường học thu tiền để mua BHYT cho học sinh.
ĐBQH đề nghị bỏ quy định nhà trường thu tiền để thực hiện thủ tục mua BHYT cho học sinh và giao cho chính quyền địa phương, cơ quan bảo hiểm.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, tính linh hoạt, chủ động của các cấp, các ngành trong quản lý và thực hiện kế hoạch đầu tư công, chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng từ 'tiền kiểm' sang 'hậu kiểm'.
Đại biểu Quốc hội đề nghị giao cho quân đội và công an, Chính phủ quy định cụ thể để tháo gỡ nút thắt. Có như vậy thì đến năm 2030, chúng ta mới xây dựng được 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội như chủ trương đã đề ra.
Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, cần điều tra, xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác về đầu tư các dự án du lịch, bến xe, bệnh viện... nhằm nâng giá giao dịch bất động sản, đầu cơ kiếm lời, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường bất động sản, thị trường tín dụng.
Nhằm cung cấp dịch vụ công đến với người dân một cách thuận lợi nhất, đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định cấm công chứng ngoài trụ sở.
Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước,… và dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 10 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang. Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải điều hành phiên họp.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang đề nghị bỏ quy định cấm công chứng ngoài trụ sở. Việc cho phép công chứng ngoài trụ sở cũng là biện pháp, giải pháp cung cấp dịch vụ công đến với người dân một cách thuận lợi nhất.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Chia sẻ bên lề phiên thảo luận dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đánh giá cao cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo luật. Đại biểu cũng cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách để khuyến khích các nghệ nhân tham gia bảo tồn di sản văn hóa; đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các bảo tàng tư nhân phát triển.
Ngày 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu cho rằng cần làm rõ về luật để đảm bảo quyền lợi người bị hại là người chưa thành niên.
Tại dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, người trực tiếp giám sát thực hiện xử lý chuyển hướng là người làm công tác xã hội, đại diện Hội LHPN, người có uy tín ở cộng đồng. Dự thảo Luật quy định 12 nội dung trách nhiệm nhưng chỉ có 1 quyền cho họ, trong khi khối lượng công việc dự báo sẽ tăng lên.
Sáng 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Các đại biểu cơ bản đánh giá cao chất lượng dự án Luật và thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình của UBTVQH, tuy nhiên đề nghị làm rõ thêm các điều, khoản cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm yêu cầu tiến bộ, nhân văn, nhân đạo, thân thiện trong giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN phạm tội.
ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị không luật hóa các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong Luật Dược (sửa đổi).
Ngày 07/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Nông do đồng chí Dương Khắc Mai, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công an tỉnh về một số dự án Luật trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Làm việc với Đoàn có đồng chí Đại tá Nguyễn Tường Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị liên quan.
Chiều 07/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông làm việc với Công an tỉnh về một số dự án trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai chủ trì buổi làm việc.
Chiều 02/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho hai dự án luật: Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi).
Tại buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. Cử tri huyện Krông Nô kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến đời sống đã tồn tại kéo dài chưa được giải quyết.
Sáng 24/9, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh chủ trì tiếp xúc cử tri xã Đắk Sin, huyện Đắk R'lấp trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Để kịp thời sẻ chia cùng Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đắk Nông đang chung tay góp sức trên tinh thần 'có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều'.
Các đại biểu Quốc hội và cử tri kỳ vọng, Luật Địa chất và Khoáng sản được ban hành sẽ tháo gỡ các vướng mắc trong công tác lập quy hoạch khoáng sản, nhất là tình trạng chồng lấn, mâu thuẫn giữa triển khai quy hoạch khoáng sản với nhu cầu triển khai các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc có đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% hay không, các đại biểu Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo cần đánh giá chính xác, có dữ liệu, bằng chứng lượng hóa đầy đủ, thích hợp và thuyết phục để Quốc hội chọn được phương án mang lại hiệu quả tối ưu và ít ảnh hưởng tiêu cực nhất.
Cần làm rõ nguyên tắc phòng, chống mua bán người cũng như quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc thành lập Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân… Đây là kiến nghị của các đại biểu Quốc hội khi tham gia góp ý về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới.