Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 4.5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trước thềm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.
Là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của cử tri, với chức năng, nhiệm vụ có tính chất tương đồng, các Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND có nhiều thuận lợi trong phối hợp hoạt động. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, ngay từ đầu nhiệm kỳ, tại nhiều địa phương, Đoàn ĐBQH đã ký quy chế phối hợp công tác với Thường trực HĐND tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thông qua Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình nêu quan điểm: Những luật cũ đang được thực hiện nhưng lại gặp khó khăn, vướng mắc ở cơ sở thì khi sửa đổi luật cần có sự xem xét thấu đáo để khi luật sửa đổi được ban hành phải giải quyết được căn cơ những vướng mắc, vấn đề trong thực tiễn đang đòi hỏi.
Sau một ngày làm việc tích cực, khẩn trương, trách nhiệm và hiệu quả, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. 18 tham luận phong phú đến từ đại diện Thường trực HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH và một số Ban của HĐND đã cho thấy nhiều mô hình hay, gợi mở thêm những cách làm sáng tạo, khẳng định 'dư địa' đổi mới của HĐND còn rất dồi dào.
Cùng là cơ quan dân cử đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri, với chức năng, nhiệm vụ có tính chất tương đồng, các Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND có nhiều thuận lợi trong phối hợp hoạt động. Với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đòi hỏi cả hai bên phải tăng cường, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc, theo Quy chế ký kết, hàng năm Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh đều xây dựng chương trình kế hoạch bám sát nội dung phối hợp, từ đó tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan dân cử ở địa phương.
Cần tiếp tục tăng cường kỳ họp chuyên đề để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và những vấn đề liên quan khác của địa phương.
Trong tham luận trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc nêu rõ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đoàn ĐBQH đã ký Quy chế phối hợp công tác với Thường trực HĐND tỉnh. Kết quả đạt được cho thấy, việc phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ là cơ sở để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ và chương trình công tác đề ra hàng năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gửi, nhận tài liệu kỳ họp HĐND với tinh thần kỳ họp không giấy, giảm bớt thời gian in ấn tài liệu, giấy tờ, tiết kiệm chi phí.
Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 359/LĐTBXH-VP, Văn bản số 360/LĐTBXH-VP, ngày 19/1/2024 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đánh giá, chính sách miễn, giảm thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Mặc dù vậy, việc tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với các doanh nghiệp còn vướng mắc; tốc độ triển khai các dự án đầu tư còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, không bảo đảm thời gian theo quy định… là những vấn đề cần tập trung khắc phục, tháo gỡ.
Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, trong năm 2023, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết về nhìn lại hoạt động của Đoàn trong năm 2023 của đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình.
Phát huy truyền thống 'tương thân tương ái' của dân tộc, những năm qua, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân giao, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm, chăm lo những gia đình người có công, người lao động, công nhân có hoàn cảnh khó khăn; qua đó, giúp người dân có thêm niềm vui đón xuân đầm ấm, hạnh phúc.
Một trong những vấn đề được quan tâm trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn giao thông.
Đã bước gần đến cuối năm Quý Mão, chẳng mấy chốc nữa đã lại là Tết Nguyên đán. Tôi lại nhớ đến những thùng bia, chai rượu 'ế' từ Tết vừa rồi ở nhà tôi vì câu thần chú 'tôi lái xe'.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, thảo luận tại Tổ 15 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận về Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều đại biểu tán thành với đề xuất thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 và cho rằng việc thực hiện thí điểm là cần thiết để có cơ sở xem xét áp dụng cho cả nước và quyết định cho giai đoạn sau.
Ngày 11/1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018-2023 tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh và Sở Y tế. Cùng tham gia có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện Sở Nội vụ, Sở Tài chính.
Sáng 8/1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo Sở Nội vụ, Hội Luật gia tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh.
Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, trong năm 2023, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết về nhìn lại hoạt động của Đoàn trong năm 2023 của đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình.
Ngày 27/12, Đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội tại huyện Lương Sơn và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cần đánh giá bổ sung thêm hiệu quả, tác động của việc thực hiện chính sách đối với đời sống Nhân dân.
Ngày 26/12, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn khảo sát; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH (NQ 43) tại Ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh; BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và TP Hòa Bình.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua. Do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp, Quốc hội đã quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp gần nhất để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi sau khi được ban hành. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết phân tích về nội dung định giá đất của đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, để hoàn thiện hơn nữa dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong các phiên thảo luận tới đây của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri của cả nước sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất, cũng như hiến kế để cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu tối đa ý kiến của cử tri và Nhân dân, tháo gỡ những nút thắt trong thời gian qua.
Ngày 1.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã tiếp xúc cử tri huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV.
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết và họp phiên bế mạc. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã ghi nhận ý kiến của Đại biểu Quốc hội đánh giá về kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Sang đề nghị đưa xe của VKSND tối cao đi làm nhiệm vụ khẩn cấp vào đối tượng xe ưu tiên tại khoản 36 Điều 3 của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là phù hợp. Đại biểu cho rằng, nếu chỉ có xe của Cơ quan điều tra VKSND tối cao là đúng nhưng chưa đầy đủ.
Theo các đại biểu, việc cấm tuyệt đối lái xe khi đã uống rượu, bia phải dựa vào căn cứ khoa học chứ không thể kết luận cảm tính hay 'nương' theo dư luận.
Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm thảo luận tại hội trường.
Chiều 24/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó, nội dung về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhận được nhiều ý kiến góp ý và tranh luận từ các đại biểu.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều 24/11, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Dự thảo Luật cần cân nhắc quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện có thiết bị giám sát hành trình và thiết bị thu thập dữ liệu. Đồng thời, cần rà soát các quy định có liên quan để làm cơ sở tổ chức thực hiện giải quyết được những vấn đề của thực tiễn hiện nay.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều nay (24/11), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, ATGT đường bộ.
Chiều 24/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Tại phiên thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ chiều nay (24/11), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã cho ý kiến liên quan đến khoản 1, Điều 8 về hành vi bị cấm 'Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn'.
Chiều 24/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Chiều 24/11, phát biểu tại hội trường, đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình nêu rõ, dự thảo Luật đã được chuẩn bị công phu, tuy nhiên nhiều quy định bộc lộ rõ hạn chế, bất cập, không đáp ứng của yêu cầu công tác quản lý trong lĩnh vực này. Việc tách nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật là hết sức cần thiết.
Các Đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường tổ chức giám sát những vấn đề nổi cộm, dư luận bức xúc, các vụ việc khiếu nại, tố cáo tại địa phương thuộc phạm vi thẩm quyền giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội cũng như phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các kiến nghị giám sát.
Trao đổi bên lề phiên thảo luận về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) chiều 22.11, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần tiếp tục rà soát các luật có liên quan, nhất là các luật thuộc lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Đồng thời, đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc thành lập mới Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Trao đổi bên lề phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) chiều 22/11, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng: Để bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, đề nghị TAND tối cao tiếp tục rà soát các luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp, như: các luật tố tụng, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự,… và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt.
Sáng 20/11, thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại những
Thảo luận tai hội trường sáng nay, 20.11, về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại 'lời hứa'. Đặc biệt, phải bám sát, theo đến cùng những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện.
Phát biểu tại phiên thảo luận về giám sát giải quyết kiến nghị cử tri sáng 20/11, đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, nhận thức của các địa phương liên quan đến công tác tiếp nhận, xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tri được coi trọng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, đánh giá kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình. Điều này thể hiện tính cầu thị, trách nhiệm trong tiếp thu của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cho ý kiến về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại 'lời hứa', bám sát, theo đến cùng những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện.
Thảo luận tại Tổ 15 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ĐBQH tỉnh Hòa Bình mong rằng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ có quy định mang tính đột phá mang tính chất đặc thù, đặc biệt. Tuy nhiên, trên những cơ sở của pháp luật sẽ có những rà soát bảo đảm tính nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật.
Chiều 10.11, cùng với các ĐBQH tỉnh Bình Phước, Yên Bái, Bình Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đồng tình với việc sửa đổi Luật Lưu trữ (năm 2011). Để việc sửa đổi Luật phát huy hiệu quả, giải quyết khó khăn từ cơ sở, các đại biểu đề nghị rà soát kỹ các quy định của Luật để bảo đảm tính thống nhất với các luật liên quan, tránh được việc chồng chéo giữa các luật, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, có cơ chế, hành lang pháp lý đặc thù khuyến khích tối đa hoạt động lưu trữ; mở rộng hình thức tiếp cận hoạt động lưu trữ…
Chiều nay, 9.11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng: cần quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ đối với các đối tượng yếu thế; có quy định tạo công bằng trong hoạt động của tòa án các tỉnh, thành trên cả nước để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngành tòa án.
Thảo luận tại tổ chiều nay 9.11 về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2014). Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ đối với các đối tượng yếu thế; bảo đảm tổ chức hiệu quả TAND sơ thẩm chuyên biệt. Đồng thời, nghiên cứu, quy định tạo công bằng trong hoạt động hệ thống của các tòa án, giúp nâng cao chất lượng hiệu quả ngành tòa án.
Chiều 8.11, thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, dự thảo Luật nên rà soát, nghiên cứu lại việc quy định các loại tài sản đấu giá để quá trình tổ chức thực hiện sau này thuận lợi hơn; đồng thời, xem xét quy định thời gian, bảo đảm quyền lợi các đối tượng tham gia đấu giá…
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (từ ngày 6 - 8/11) để tiến hành phiên phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu đã chia sẻ về những kỳ vọng ở phiên chất vấn này với báo chí.
Các đại biểu Quốc hội đánh giá, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6 có sự khác biệt đối với kỳ họp trước. Các nhóm vấn đề được đưa ra một cách đầy đủ, toàn diện. Quá trình thực hiện nghị quyết của Quốc hội trong suốt thời gian vừa qua đến thời điểm này đều được các đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi...