Ngành chức năng kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu xử lý nhà thầu vi phạm về tiến độ, chất lượng, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định.
Gần hai năm nay, đời sống hàng nghìn hộ nuôi tôm thuộc các xã vùng ven biển như Vĩnh Hậu A, Vĩn Hậu, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) trở nên điêu đứng vì công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến đê phòng hộ ven biển thi công ì ạch khiến nguồn nước biển không vào được, gây ô nhiễm môi trường và làm hàng ngàn ha tôm nuôi của bà con bị chết.
Hàng trăm hộ nuôi tôm ở huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) hiện đứng ngồi không yên khi nhiều lần cầu cứu các cấp chính quyền sớm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cống ngăn triều tuyến đê Đông, làm ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước nuôi thủy sản nhưng tiến độ công trình vẫn ì ạch…
Hàng năm, huyện đảo Phú Quý phải chịu các đợt triều cường và mưa bão, gây xói lở đất bờ phía tây và phía nam, thuộc 2 xã Tam Thanh và Ngũ Phụng. Do đó, khi dự án kè chống xói lở bảo vệ bờ biển được khởi công, người dân huyện đảo rất vui mừng, bởi không còn phải thấp thỏm lo âu khi có mưa bão, đặc biệt hơn là có nơi neo đậu an toàn, ổn định cho toàn bộ tàu thuyền của ngư dân nơi đây.
Mưa lớn đã khiến nhiều khu vực tại Bình Định bị sạt lở, các địa phương bị ngập sâu đã cho hàng nghìn học sinh nghỉ học và di dời dân đến nơi an toàn.
Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 (Mã VC2) ngày 28/4, đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng bằng hình thức phát hành riêng lẻ.
Sau khi Báo Giao thông có nhiều bài viết về tuyến đường đê Đông - đê Trường Sơn làm 3 năm chưa nghiệm thu, huyện đã cho khẩn trương khắc phục.
Mặc dù tuyến đường đê Đông - đê Trường Sơn chưa được nghiệm thu, nhưng công trình này đã được thanh toán 100% vốn.
Tại Phú Quý, sau khi thi công trình kè chống xói lở bảo vệ bờ biển thì phía trong bờ kè đoạn Lạch Ông Bền đến thôn Triều Dương và đoạn từ chùa Thạnh Lâm đến trước UBND huyện Phú Quý tạo thành một cái ao sâu thường xuyên ngập nước. Người dân rất khó khăn trong việc đi lại thăm ghe, thuyền (từ trong bờ biển ra bờ kè) và nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn.
Với 12 km bờ biển, lại có 3 con sông lớn chạy qua là sông Mã, sông Lạch Trường và sông Cung, huyện Hoằng Hóa luôn chịu tác động lớn khi có thiên tai, mưa bão. Liên tiếp trong các năm từ 2016 đến 2018, huyện đều gánh chịu nặng nề bởi các cơn bão có cường độ mạnh. Năm nay, để giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa bão, từ tháng 4–2020 khi thời tiết còn nắng nóng, huyện Hoằng Hóa đã triển khai kế hoạch và các giải pháp phòng, chống thiên tai cho mùa mưa bão.
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với một số dự án khu đô thị phía Tây của tỉnh này.
Dự kiến đêm nay (10/11), bão số 6 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh, TP khu vực Trung Bộ và gây mưa kéo dài trong khoảng 3 ngày tới. An toàn hồ chứa thủy lợi đang được đặt lên hàng đầu.