Tỉnh Quảng Ninh sẽ quản lý xe du lịch tự lái từ Trung Quốc vào Tp.Móng Cái, Tp.Hạ Long và phối hợp quản lý xe tự lái từ Việt Nam sang nước bạn qua Cửa khẩu Móng Cái.
Dịch vụ ô tô du lịch tự lái giữa TP Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) và TP Đông Hưng (khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) qua cầu Bắc Luân 2, cửa khẩu quốc tế Móng Cái sẽ chính thức được mở lại từ hôm nay, 30/10.
Xe của Việt Nam được đi sâu vào nội địa Trung Quốc khoảng 600km, theo hành trình Móng Cái - Đông Hưng - Phòng Thành - Liễu Châu - Quế Lâm.
Cùng với việc xe tự lái từ Trung Quốc được phép đến TP Hạ Long, các xe tự lái từ Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái cũng được đi sâu vào nội địa nước này khoảng 600km.
Tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định phê duyệt thí điểm quản lý xe du lịch tự lái Trung Quốc và xe du lịch tự lái Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái thời gian thực hiện phương án thí điểm từ 30/10 đến hết ngày 30/9/2026.
Tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt phương án thí điểm quản lý xe du lịch tự lái Trung Quốc vào thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh này và xe du lịch tự lái từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Thành tựu của Quảng Ninh hôm nay chính là kết quả của sự tự lực, tự cường, vươn lên từ bàn tay, khối óc, với sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân và hợp tác của các địa phương trong cả nước.
Dự án Đường ven sông đến Đông Triều - giai đoạn I đang được thi công và đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành trong năm 2024, tạo động lực phát triển mới cho tuyến hành lang phía Tây của tỉnh Quảng Ninh.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư, thay đổi diện mạo đô thị, giúp Quảng Ninh kéo gần khoảng cách với các địa phương lân cận.
Nghị quyết đúng, trúng, chính sách phù hợp và lòng quyết tâm đã làm nên một Quảng Ninh hôm nay.
23 dự án ở nhiều tỉnh đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng hơn 700 ha rừng sang mục đích khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Phố mỏ thành đô thị xanh, khách đến Quảng Ninh không còn mất cả ngày trời trên những tuyến độc đạo mà bằng đường cao tốc, bằng du thuyền và những chuyến bay…
Theo Điều 82 của Luật PPP, doanh nghiệp thu phí hoàn vốn nếu vượt 132% thì phải chia sẻ 50% cho Nhà nước, nhưng nếu doanh nghiệp sụt giảm doanh thu dưới 50% thì phải trình qua nhiều cấp và huy động nguồn để bù đắp thiếu hụt doanh thu đó. Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật PPP đã có hiệu lực, nhưng các dự án giao thông vẫn gặp khó trong việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa, cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời, đẩy mạnh kết cấu hạ tầng.
Sắp tới, tuyến đường tỉnh 342 quan trọng kết nối TP. Hạ Long với huyện Ba Chẽ sẽ được mở rộng lên thành 9m với hai làn xe nhằm tăng cường kết nối và tối ưu hiệu quả khai thác quỹ đất của Hạ Long.
Mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Quảng Ninh đến ngày 31/8 đạt 50% kế hoạch đã không hoàn thành như dự kiến.
Quảng Ninh đang tìm nhà đầu tư cho gói thầu số 9 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ Đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều, trị giá gần 1.300 tỷ đồng.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh, hiện đơn vị đang tìm nhà thầu thực hiện gói thầu giá trị gần 1.300 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng được giao làm Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định là tỉnh có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định được điều này, tỉnh chưa khi nào sớm hài lòng với những kết quả đạt được mà không ngừng nhận diện những hạn chế, thách thức để có kế hoạch, mục tiêu phát triển mới. Trong đó, có phát triển đột phá, đồng bộ hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược.
Trong lúc di chuyển trên đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, chiếc xe mang nhãn hiệu Range Rover bỗng nhiên bốc cháy rừng rực. Ba người nước ngoài bỏ xe tháo chạy trong sợ hãi.
Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2023 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, áp lực lớn hơn, nhất là những khó khăn của ngành than, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cùng sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát... Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thách thức ấy dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo, đổi mới của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương và sự đoàn kết, vươn lên mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp, nhiều chỉ tiêu phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm của tỉnh đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo niềm tin, động lực để tỉnh tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cao hơn.
Phát triển khu kinh tế và đẩy mạnh liên kết vùng là chủ trương được tỉnh quyết liệt chỉ đạo thực hiện thời gian qua và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và liên kết vùng, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, mỗi địa phương; tạo điều kiện tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và không gian phát triển mới.
Quảng Ninh vừa thông qua chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông kết nối nội tỉnh và liên tỉnh với Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, với tổng vốn ngân sách thực hiện là gần 6.200 tỷ đồng, theo nghị quyết số 150/NQ-HĐND mà HĐND tỉnh vừa ban hành.
Vào 12h hôm nay (17/7), tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ ban hành lệnh cấm biển; riêng đối với huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) sẽ tạm dừng hoạt động tham quan trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà và các bãi tắm trên địa bàn để đối phó với cơn bão số 1.
Bão số 1 đang mạnh cấp 11, giật cấp 14 và di chuyển với tốc độ rất nhanh, từ 15-20 km/giờ, hướng vào Vịnh Bắc Bộ
Tỉnh Quảng Ninh đã tập trung công tác chỉ đạo, sẵn sàng các điều kiện vật chất, lực lượng, đảm bảo chủ động ứng phó với diễn biến bão số 1.
4 dự án đầu tư công thuộc ngân sách tỉnh Quảng Ninh, triển khai trên địa bàn vùng cao TP Hạ Long và TX Đông Triều có tổng nguồn vốn tối đa là 6.172 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2023 đến năm 2027.
Những năm gần đây, Quảng Ninh trở thành điểm sáng trong phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Qua đó, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Tỉnh Quảng Ninh đã quyết định đầu tư thêm hơn 5.500 tỷ đồng để mở đường, nâng cấp đường sang các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa thông qua Nghị quyết đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng để mở đường sang các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
Là một trong 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp, công tác tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống giao thông, quản lý giao thông, kéo giảm tỷ lệ tai nạn ở cả 3 tiêu chí… đã nhận được sự quan tâm của đại biểu. Thông qua phiên giám sát trực tiếp này, thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp và lộ trình khắc phục đã được làm rõ trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, xây dựng.
Nhằm kết nối nhanh, hiệu quả hơn nữa với các địa phương lân cận, tỉnh Quảng Ninh quyết định đầu tư thêm hơn 5.500 tỉ đồng để mở đường, nâng cấp đường sang các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
Tại kỳ họp thứ 14 - kỳ họp giữa năm, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông thông qua Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của tỉnh.
Mới đây huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và phấn đầu đạt Nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023.
Đến nay, huyện Vân Đồn 100% hộ dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố (năm 2010 tỷ lệ này là 95%), toàn huyện không còn nhà tạm và dột nát (năm 2010 là 4,8%).
Từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng vẫn còn khiêm tốn, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.