Khi nói đến các địa điểm nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình thì Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được nhắc tới, đóng vai trò là hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á.
Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ, tình trạng phá rừng trên địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai những năm gần đây diễn ra thường xuyên.
Bao giờ hết ô nhiễm, giải pháp nào hồi sinh các dòng sông chết? Đeo bám vấn đề này trong suốt nhiều năm qua và đã không ít lần chất vấn trên nghị trường, trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh sáng nay 4/6, đại biểu tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga một lần nữa đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp cứu công trình đại thủy nông lớn nhất miền Bắc - Bắc Hưng Hải vượt qua ô nhiễm.
Sông Bắc Hưng Hải có vai trò đặc biệt quan trọng với đồng bằng Bắc Bộ đang ô nhiễm trầm trọng bởi các loại nước thải độc hại. Sau nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra, đề xuất các phương án giải quyết, xử lý ô nhiễm thì hệ thống đại thủy nông lớn nhất miền Bắc này vẫn đang mòn mỏi chờ từng ngày được cứu.
Ai đã đầu độc hệ thống Bắc Hưng Hải? Có lẽ đây là câu hỏi đau đáu nhất mà người dân suốt lưu vực sông này cứ hỏi rồi bỏ ngỏ. Và có lẽ, cái tên Bắc Hưng Hải có tần suất xuất hiện nhiều nhất trên các hệ thống truyền thông thời gian qua khi điểm đen ô nhiễm môi trường này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau hàng loạt các cuộc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đề xuất các phương án giải quyết, xử lý ô nhiễm thì hệ thống đại thủy nông lớn nhất miền Bắc này vẫn đang mòn mỏi chờ từng ngày được cứu.
Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải từng là niềm tự hào của ý Đảng, của lòng dân. Hơn 65 năm tồn tại với sứ mệnh lịch sử lớn lao, hệ thống thủy lợi lớn nhất miền Bắc đang là nỗi đau xót khi bị 'bức tử' bởi nguồn nước ô nhiễm trầm trọng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết năm 2024 tiếp tục phức tạp, khó lường. Ở miền Bắc, khả năng nắng nóng gia tăng về cường độ trong khi tình hình áp thấp, bão lũ ảnh hưởng đến đất liền diễn biến bất thường.
Chiều 3.5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV tại huyện Phú Ninh.
Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Chiều 03/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV tại huyện Phú Ninh.
Lời bài hát 'Người đi xây hồ Kẻ Gỗ' của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã khắc họa chân thực nhất không khí lao động và tinh thần quyết tâm của lớp lớp thanh niên đi xây hồ Kẻ Gỗ ngày đó.
Đại thủy nông Nậm Rốm được xây dựng sau khi quân Pháp thua trận, đầu hàng, rút quân ra khỏi lòng chảo Điện Biên. Tuy nhiên, việc xây dựng công trình này lại liên tục phải chịu sự phá hoại của máy bay Mỹ. Đây là công trình biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, quả cảm của thanh niên lúc đó.
Những năm vừa qua, giá trị và thương hiệu của hạt gạo Điện Biên ngày càng được nâng cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của mảnh đất biên cương.
Hơn 60 năm tồn tại với sứ mệnh lịch sử lớn lao, thế nhưng nhiều năm nay, hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải đang phải oằn mình gồng gánh dòng nước ô nhiễm. Mặc dù nguồn nước bốc mùi hôi thối nhưng bà con nông dân vẫn phải sử dụng để tưới tiêu cho đồng ruộng, vậy họ đã làm như thế nào?
Dù đã ở tuổi 94 nhưng ông Đặng Thông, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong vẫn nhớ như in lần gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn vào tháng 3/1985. Đây là lần cuối cùng Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm quê hương trước lúc đi xa.
Gần trăm năm qua, hai kênh chính Nam - Bắc của hệ thống thủy nông Đồng Cam chảy dọc dòng sông Ba đã cung cấp nguồn nước tưới cho những cánh đồng lúa Phú Yên xanh tốt.
65 năm kể từ ngày vinh dự được đón Bác về thăm (lần 3), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương không ngừng vận dụng sáng tạo lời dạy của Người, phấn đấu xây dựng Hải Dương thành 'tỉnh kiểu mẫu'.
UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề xuất điều chỉnh, xây dựng vùng tưới Dự án thủy lợi Ia Mơ (H.Chư Prông, Gia Lai). Trong đó tỉnh đề xuất không chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4.757 héc-ta rừng tự nhiên để làm vùng tưới.
Ông Nguyễn Ngọc Dân, ở Khu phố 8, Phường 3, thị xã Quảng Trị làm hồ sơ và chờ đợi được tặng thưởng huy chương kháng chiến nhưng đã hơn 8 năm vẫn không có hồi âm. Bức xúc, ông Dân tìm đến Báo Quảng Trị để được hỗ trợ. Qua làm việc của phóng viên với các cán bộ liên quan đã xác định được nguyên nhân chậm trễ.
Xóm Nhụn mới, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn là 1 trong 8 điểm tái định cư (TĐC) thuộc dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Xóm Nhụn cũ giờ đã nằm trong lòng hồ. Điểm TĐC này cách trung tâm xã gần 3 km, được đầu tư khá đồng bộ từ hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi, đã đón hơn 100 hộ về xây dựng nhà cửa sinh sống.
UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC), tổ chức thi công dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối vào năm 2024, hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 6/2026, trước kế hoạch 6 tháng.
Đã 45 năm sau sự kiện sập cống thủy lợi Hiệp Hòa ở huyện Đô Lương, Nghệ An làm 98 người tử nạn, đến nay công trình Bia chứng tích tưởng niệm vẫn chưa được triển khai, dù đã có chủ trương từ lâu.
Bước sang ngày chất vấn thứ 2 của kỳ họp thứ 6, hôm nay 7/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường; tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.
Ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ô nhiễm hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải và Sông Cầu, khi là nơi hứng trọn nguồn nước xả thải từ các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu đô thị, gây bức xức trong cử tri nhân dân thời gian qua đã được các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, giải pháp phòng chống sạt lở đất và khai thác khoáng sản trái phép.
Thủ tướng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Bản Mồng giai đoạn 1, đồng ý bố trí thêm hơn 230 tỷ đồng để công trình đi vào hoạt động năm 2025.
Sau 14 năm khởi công, dự án hồ Bản Mồng - công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng do đang điều chỉnh tổng mức đầu tư và chưa bố trí đủ vốn để giải phóng mặt bằng.
Hồ Cấm Sơn - một địa danh khá nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang mà nếu bạn có cơ hội về thăm Bắc Giang thì đừng quên ghé thăm hồ dù chỉ một lần.
Ngày 8-9, ông Trần Duy Chiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh (đơn vị quản lý, vận hành, khai thác hồ chứa nước Kẻ Gỗ) cho biết, hiện tại, mực nước trong hồ Kẻ Gỗ (ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên) đã xuống mức khoảng 44 triệu m3, tiệm cận mực nước chết.
Nằm giữa trời xanh bao la của núi rừng Hà Tĩnh, mang trong mình một vẻ đẹp thơ mộng và bình yên, hồ Kẻ Gỗ từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch sinh thái thu hút nhiều khách du lịch gần xa.
Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) có sức chứa hơn 300 triệu m3 nước. Song, hiện nay, thời tiết khô hạn khiến công trình đại thủy nông này giảm xuống chỉ còn 44 triệu m3, gần chạm mực nước chết.
Đập Trấm, tên gọi ấy đã khắc in trong tim hàng vạn thanh niên Bình Trị Thiên một thuở gian lao ngăn sông Thạch Hãn làm nên công trình đại thủy nông của 45 năm trước trên quê hương Quảng Trị. Kỳ tích đó đã 'giải cứu' cả vùng lớn Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị) và một phần Thừa Thiên - Huế thoát khỏi cảnh khô cằn, nứt nẻ nắng cháy, trở thành vựa lúa trù phú. Cho đến hôm nay, 'dòng sông' mang nguồn ngọt mát lành ấy vẫn đang dâng hiến cho sứ mệnh cao cả, như muốn thay lời đền đáp những con người bé nhỏ mà kiên cường làm nên điều kỳ diệu xây dựng quê hương sau chiến tranh. Họ chính là cựu thanh niên xung phong (TNXP) đến từ những Sư đoàn thủy lợi với tên gọi thân thương như Triệu Hải, Bến Hải, Lệ Ninh, Hương Điền, Đồng Hới...
Hồ Núi Cốc là công trình thủy lợi lớn với dung tích lên tới vài trăm triệu mét khối, có tác động đến sản xuất nông nghiệp và phòng, chống lụt bão không chỉ của Thái Nguyên mà cả một số tỉnh vùng hạ du.
Hệ thống đập Đồng Cam không chỉ là công trình đại thủy nông có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Đập Đồng Cam, di sản mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa tâm linh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Từ nguồn vốn Trung ương phân bổ và các nguồn vốn khác, những năm qua, tỉnh Quảng Bình đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất bền vững, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai.