Đảng bộ huyện Thường Xuân tập trung lãnh đạo thoát khỏi huyện nghèo

Thoát khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước vào năm 2025 là mục tiêu đang được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Xuân quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với đặc trưng vùng miền

Những năm qua, các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh, sự đặc sắc riêng của các vùng, miền (văn hóa bản địa, làng nghề, sản phẩm OCOP). Từ đó, tạo sức hấp dẫn thu hút du khách trong nước, quốc tế và góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương.

Công bố quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai

Chiều 10/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định số 165/QĐ-UBND, ngày 10/1/2024 của UBND tỉnh về việc 'Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa'.

Chất lượng dịch vụ: Yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. Bởi đây được coi là yếu tố 'mở đường', thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển và tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Du lịch cộng đồng trên đất Vạn Xuân

Mỗi độ xuân về, du khách lại cùng nhau tìm đến các di tích, danh thắng, điểm du lịch để hiểu thêm về các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ trung tâm huyện, đền thờ Cầm Bá Thước là lời mời chào đầu tiên đầy hấp dẫn khiến du khách tiếp tục đi về đất Trịnh Vạn xưa, nay là xã Vạn Xuân (Thường Xuân), nơi có hang động, có đền, đình, có những bản làng của người Thái, người Mường.

Đảm bảo an ninh, an toàn mùa lễ hội đầu xuân tại Thanh Hóa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử - văn hóa. Theo thông lệ, cứ vào dịp đầu năm mới, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa cơ bản đều tăng mạnh ở nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh, nhất là các khu du lịch tâm linh, khu du lịch sinh thái cộng đồng, trong đó có những khu điểm lượng khách tăng gấp đôi, gấp ba.

Vì một mùa lễ hội bình yên, an toàn

Những ngày đầu xuân các khu di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút hàng vạn lượt du khách trong, ngoài tỉnh đến du ngoạn, chiêm bái. Để bảo đảm an toàn cho Nhân dân và du khách, Công an tỉnh đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm tốt an ninh - trật tự (ANTT), góp phần để hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh.

Đầu xuân về miền tâm linh

Đi lễ chùa dịp đầu năm mới tự bao đời nay đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt. Để rồi, cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, dòng người lại bắt đầu cuộc hành hương về miền tâm linh, mang theo niềm ngưỡng vọng, thành kính và nhiều dự định tốt đẹp.

Những địa điểm du lịch tâm linh hút khách đầu xuân tại Thanh Hóa

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các điểm du lịch tâm linh tại Thanh Hóa lại trở nên tấp nập khi du khách thập phương trở về đi lễ đông đúc hơn.

Thường Xuân quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh, với 3 dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, vừa là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vừa góp phần xây dựng văn hóa xứ Thanh đậm đà bản sắc.

Thường Xuân phát triển du lịch cộng đồng

Là huyện có tiềm năng về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, những năm qua, Thường Xuân đã huy động các nguồn lực để phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Khám phá du lịch Thường Xuân

Thường Xuân không chỉ là nơi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp với hệ thống hang động phong phú, hệ thống thác nước kỳ vĩ được thiên nhiên ban tặng, mà nơi đây cũng là vùng đất sinh sống của các dân tộc Thái, Mường, Kinh với những nét đặc trưng riêng của từng dân tộc vẫn được người dân bảo tồn và phát huy cho đến ngày nay.

Danh thắng Cửa Đạt đón 5 vạn lượt khách dịp đầu xuân

Nằm soi bóng xuống ngã ba sông Chu và sông Đặt, đền Cửa Đạt (hay Cửa Đặt) là cách gọi quen thuộc của người dân, du khách khi về tham quan, chiêm bái Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng Ngàn tọa lạc trên vùng đất mường Chiềng Vạn, nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Vì một mùa lễ hội bình yên, an toàn

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm là mùa lễ hội mang đậm đà sắc xuân, diễn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để nhân dân, du khách vui xuân an toàn, công tác đảm bảo ANTT mùa lễ hội năm 2023 đã được lực lượng Công an, cơ quan quản lý Nhà nước và Ban quản lý các di tích triển khai đồng bộ, không để các hoạt động bói toán, mê tính dị đoan ảnh hưởng đến phong tục, văn hóa.

Phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa đi thực tế tại huyện Thường Xuân

Chiều 26-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với huyện Thường Xuân đã tổ chức cho cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa đi thực tế trên địa bàn huyện Thường Xuân phục vụ cho công tác tuyên truyền việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thường Xuân nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Thường Xuân tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, huyện Thường Xuân đã tiến hành đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Phục hồi du lịch vùng cửa ngõ Thủ đô

Nằm trên con đường thiên lý Bắc-Nam, các tỉnh cửa ngõ phía nam Thủ đô gồm: Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa đã nỗ lực thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19. Từ đó tập trung khai thác lợi thế di sản, tài nguyên, tiềm năng du lịch tâm linh cùng nhiều hình thái du lịch nghiên cứu, tìm hiểu giá trị di tích lịch sử, văn hóa, con người, lễ hội truyền thống, tạo khởi sắc mới trong phục hồi, phát triển du lịch ngay từ đầu năm 2022.

Thường Xuân - Điểm hẹn mùa xuân

Đến với Thường Xuân những ngày đầu xuân mới, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà có thể cảm nhận sâu sắc hơn về chiều sâu, trầm tích lịch sử - văn hóa lắng đọng trên mảnh đất này.

Huyện Thường Xuân bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Về Thường Xuân những ngày hè này, chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều khách du lịch đến với các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng trên địa bàn. Đây chính là những tín hiệu tích cực của du lịch huyện Thường Xuân sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Điều này cũng khẳng định, các di tích, danh thắng, điểm du lịch và các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn có sức hấp dẫn khá lớn với du khách thập phương.

Thanh Hóa: Phát triển du lịch cộng đồng-tâm linh ở huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân có tiềm năng lớn về du lịch cộng đồng, nhiều làng nguyên sơ và nét văn hóa truyền thống của người Thái đang được gìn giữ hứa hẹn trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa.

'Thường Xuân – mùa lúa mới'

Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa hơn 50 km về phía Tây Nam, gần Cảng Hàng không Thọ Xuân, có đường Hồ Chí Minh chạy qua là điều kiện thuận lợi để kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Thường Xuân có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu miền núi mát mẻ, trong lành là lợi thế để phát triển du lịch.