Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang cho biết, trong tháng 5/2023, tổng lượng mưa trên lưu vực sông Mekong gia tăng, mực nước tại các trạm trên trục chính sông Mekong biến đổi chậm với xu thế lên dần. Tổng lượng dòng chảy về đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-15%.
Sáng 3/11, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang Lưu Văn Ninh cho biết, tại khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, lũ đã đạt đỉnh năm vào giữa tháng 10 và đang xuống dần, nhưng mực nước cao nhất và thấp nhất tháng 11/2022 vẫn cao hơn cùng kỳ 2021 từ 0,4-1,6m.
Sáng 11/10, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang Lưu Văn Ninh cho biết, những ngày qua, mực nước khu vực đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên.
Dù mùa lũ 2021 được đánh giá là nhỏ nhưng những hiện tượng thời tiết nguy hiểm, bất thường khả năng xảy ra từ nay đến cuối năm 2021, kéo sang hết mùa khô 2022. Do vậy, cần chú ý theo dõi cảnh báo thời tiết, thủy văn để bảo vệ tốt sản xuất vụ thu đông 2021, vụ đông xuân 2021-2022 và chuẩn bị cho vụ hè thu 2022.
Rất khó kỳ vọng lũ lớn, khi mà đỉnh lũ vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu chỉ cao hơn đôi chút so mức báo động 1. Tuy nhiên, cần đề phòng nguy cơ ngập úng khi xuất hiện các đợt triều cường kết hợp lũ thượng nguồn và mưa lớn nội vùng.
Mùa khô năm nay tuy không gay gắt như năm 2020 nhưng vẫn xuất hiện các đợt nắng nóng cục bộ, khô hạn xảy ra nhiều nơi, nhất là vùng đồi núi, gò cao. Khi mùa mưa đến, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là vụ hè thu 2021.
Ngày 17-10, ông Trương Kiến Thọ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết sẽ mở cống Trà Sư vào 9 giờ ngày 19-10.
Dù cả hai cống Tha La và Trà Sư mới hoàn thành các hạng mục chính như thân cống, hệ thống tiêu nâng phía hạ lưu, van thủy lực…nhưng vẫn đảm bảo điều tiết nước trong mùa lũ năm nay.
Mực nước ở phía hạ lưu của cống Trà Sư hiện ở mức thấp nên việc mở xả lũ cống Trà Sư giúp chủ động điều tiết lũ từ thượng nguồn Campuchia ra biển Tây, ngăn lũ đổ về phía Nam Quốc lộ 91.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết, xu thế đến cuối tuần, mực nước tại các trạm vùng đầu nguồn sông Cửu Long, vùng hạ lưu sông và nội đồng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) tiếp tục lên nhưng vẫn ở mức thấp.
Đài Khí tượng thủy văn An Giang cho biết, mực nước đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu và vùng hạ lưu sông hiện đang mức thấp nhưng sẽ lên nhanh theo triều trong những ngày tới; riêng khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên (TGLX), mực nước tại các trạm tiếp tục lên.
Theo dự báo, năm nay khó có lũ lớn, khả năng lũ về muộn và thấp hơn nhiều so với bình quân nhiều năm cùng thời kỳ. Tuy nhiên, những loại hình thời tiết nguy hiểm, cực đoan vẫn có thể xảy ra. Trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, công tác ứng phó thiên tai đòi hỏi phải nâng tầm cao hơn.
Tuy không lớn, nhưng cụm núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) lại hoàn toàn độc lập với vùng Thất Sơn - Bảy Núi. Nơi đây tồn tại nhiều giai thoại thú vị gắn với thời kỳ mở đất.
Sáng 4-10, tại xã Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) UBND tỉnh An Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi An Giang đã vận hành xả lũ đầu nguồn tại đập Trà Sư – đập tràn kiểm soát lũ sông Cửu Long và vùng Tứ giác Long Xuyên nhằm cung cấp phù sa, góp phần tháo chua, rửa mặn, vệ sinh đồng ruộng cho vùng hạ du.
Rất nhiều người dân vùng Tứ giác Long Xuyên luôn mong chờ xả đập để đồng ruộng có phù sa giúp đất đai thêm màu mỡ. Việc xả đập cũng đưa nguồn cá từ sông vào đồng sinh sôi nhiều hơn giúp ngư dân có thêm nguồn cá đánh bắt.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúc 8h sáng ngày mai, 4/10 sẽ xả đập tràn Trà Sư.
An Giang sẽ vận hành xả đập tràn cao su Trà Sư vào 8 giờ sáng ngày 4/10/2019 (thứ sáu), nhằm ngày mùng 6 tháng 9 âm lịch.