Xã Quang Trung (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) từ lâu được mọi người biết đến với nghề rèn dao, rìu, búa, liềm cùng nhiều dụng cụ truyền thống khác phục vụ 'nhà nông' đã nổi tiếng khắp nơi.
Bài và ảnh: Hoa Xuân - Văn Huỳnh
Theo Chương trình kỳ họp thứ 6, Dư án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại Hội trường vào sáng 27/11. Tham gia góp ý vào dự thảo luật, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô là cần thiết, phù hợp nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị, cần quy định rõ ràng, khả thi chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô.
Trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chính phủ đề xuất nhiều chính sách mới. Đáng chú ý là quy định chi thu nhập tăng thêm cho cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô và một số cơ quan ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào chiều ngày 10/11, đa số đại biểu tán thành với sửa đổi Luật Thủ đô để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh và là động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phát triển ngang tầm thủ đô các nước và cho rằng, nên giao cho HĐND thành phố chủ động quyết định biên chế cán bộ căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm và đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) – cho rằng: Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng, tham dự các buổi trao đổi trực tiếp với cán bộ tâm lý hoặc đồng nghiệp để giảm bớt sự cô độc trong công việc cũng như có giải pháp giải quyết những tình huống bế tắc.