Trong công văn phát đi chiều 24/5, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất dừng tất cả các hoạt động của Festival biển đảo Việt Nam - TP Vũng Tàu 2024 từ 17h cùng ngày.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống nhất dừng tất cả hoạt động của 'Festival Biển đảo Việt Nam-Thành phố Vũng Tàu 2024' từ 17 giờ ngày 24/5/2024.
Chiều tối ngày 24/5, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ký văn bản hỏa tốc 6924/UBND-VP về việc dừng tổ chức Festival Biển đảo Việt Nam - Thành phố Vũng Tàu 2024.
Mùa biển động thường bắt đầu từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau. Thời điểm này biển thường xuất hiện sóng to, gió lớn, bất lợi cho việc đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, mùa biển động cũng là thời điểm tôm, cá xuất hiện nhiều; giá các loại hải sản cũng tăng cao nên nhiều ngư dân vẫn kiên trì bám biển đánh bắt.
Ngày 20/11, Hưởng ứng 'Đề án truyền thông nâng cao nặng lực cộng đồng về bảo tồn biển đến năm 2030,' Cục Kiểm ngư cùng Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và các đối tác phối hợp tổ chức cuộc thi vẽ tranh 'Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển'.
Di sản nghệ thuật của ông, mỗi khi được tính sổ, dễ khiến người ta phải choáng ngợp vì vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Trên thế giới, có rất nhiều 'thế giới ngầm' dưới lòng đất đầy choáng ngợp, hấp dẫn. Các kỳ quan sau đây xứng đáng để chúng ta đặt chân đến một lần trong đời.
Trên thế giới, có rất nhiều 'thế giới ngầm' dưới lòng đất đầy choáng ngợp, hấp dẫn. Các kỳ quan sau đây xứng đáng để chúng ta đặt chân đến một lần trong đời.
Chợ Diêm Phố – cái chợ nhỏ quê tôi – trên đất Diêm Phố xưa, nay là xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc. Góc chợ ấy như là một chân dung làng, lại như là một mảnh hồn làng cứ đeo đẳng miết vào trí nhớ... Những ngày mùa xuân, nó như nhắc nhở những người con xa quê 'Đi về nhà'...
Thiếu nhân lực nghề biển là thực trạng hiện nay của hầu hết địa phương, khiến tàu thuyền khó vươn khơi bám biển dài ngày
Trường THCS Chí Công (xã Chí Công, huyện Tuy Phong) hàng năm tiếp nhận gần 1.300 học sinh (trong đó có khoảng 300 học sinh vào học lớp 6), phần lớn các em là con gia đình lao động biển, buôn bán nhỏ, hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn. Trường THCS Chí Công được xây dựng lại hơn 10 năm nay với 2 dãy nhà 3 tầng, bố trí hơn 30 lớp học. Song, cơ sở vật chất còn thiếu so với nhu cầu phát triển giáo dục tại địa phương, nhất là khối hành chính quản trị, các phòng chức năng phục vụ, hỗ trợ học tập bố trí tạm bợ hoặc chưa có; hơn nữa, các công trình phụ trợ hư hỏng phải cải tạo, sửa chữa lại; trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu nhiều… nên phần nào ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên học sinh. Tuy nhiên, những năm qua Trường THCS Chí Công luôn nỗ lực khắc phục khó khăn khi chưa có phòng chức năng bộ môn (lý, hóa, sinh) đủ chuẩn để hướng dẫn học sinh gắn học lý thuyết với thực hành, thí nghiệm. Bên cạnh đó, giáo viên nhà trường đã tăng cường đổi mới phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc thù học sinh miền biển; thầy và trò luôn hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện; tham gia hưởng ứng tích cực các phong trào, cuộc vận động do ngành giáo dục và địa phương phát động. Nhờ vậy, nhiều năm liền Trường THCS Chí Công đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, như: Năm học 2020 - 2021 số học sinh đạt loại khá, giỏi chiếm 67%; học sinh lên lớp thẳng đạt 95%; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99%; toàn trường có 96% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; 9 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và 6 cán bộ, giáo viên được UBND tỉnh tặng bằng khen; nhà trường đạt danh hiệu 'tập thể lao động xuất sắc'.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tuy phong cho biết: Cuối tháng 9/2021, UBND huyện Tuy Phong đã khởi công xây dựng 2 dự án trường học tại xã Chí Công, là: Trường tiểu học Chí Công 4 và Trường tiểu học Chí Công 1 với số vốn đầu tư 25.905 triệu đồng từ nguồn vốn xổ số kiến thiết Bình Thuận trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và một phần vốn ngân sách địa phương theo chủ trương đầu tư của UBND tỉnh. Trong đó, Trường tiểu học Chí Công 4 được UBND huyện Tuy Phong phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp công trình theo hình thức đấu thầu qua mạng, thời gian thực hiện hợp đồng là 400 ngày. Công trình Trường tiểu học Chí Công 4 có quy mô đầu tư khối 12 phòng học, khối phòng học bộ môn hỗ trợ học tập; sửa chữa 2 dãy phòng học cũ (khối 5 phòng học và khối 2 phòng học cũ); xây các công trình phụ trợ như: nhà bảo vệ, cổng tường rào, nhà để xe cùng các trang thiết bị cho công trình mới (khối phòng học bộ môn hỗ trợ học tập). Dự án có mức đầu tư 14.962 triệu đồng từ nguồn vốn xổ số kiến thiết Bình Thuận (13.500 triệu đồng) và phần còn lại do ngân sách địa phương đầu tư.
Nếu không chú ý dòng chữ trên cổng ra vào thì khó ai nhận biết được đây là ngôi trường mới Thủ Khoa Huân ở phường Hàm Tiến. Bởi lẽ, những dãy nhà 2 tầng nối liền nhau được thiết kế nhiều mái, màu sắc trang nhã không khác gì một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Anh bạn tôi từ tỉnh Bình Phước ra nghỉ cuối tuần ở Cà Ty Resort Mũi Né chia sẻ: 'Tôi đã đi qua đây nhiều lần khi công trình xây dựng sắp hoàn thành, tôi cứ nghĩ nhà đầu tư xây dựng một khu nghỉ dưỡng sang trọng, hiện đại. Bây giờ nhìn vào cổng ra vào tôi mới biết là công trình trường học. Trường học thiết kế như khu du lịch quả thật rất độc đáo, đẹp mắt và phù hợp với vùng trọng điểm du lịch của Bình Thuận…'.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp theo chân Đội Tuyên truyền lưu động, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh (Sở VH-TT&DL) đi tuyên truyền về chủ đề 'Chung sức xây dựng nông thôn mới' ở một số xã trên địa bàn tỉnh. Khác hẳn với suy nghĩ ban đầu, các buổi tuyên truyền lưu động diễn ra không sôi nổi, nhưng các tiết mục biểu diễn của Đội Tuyên truyền lưu động được đông đảo bà con đón nhận.
Hình ảnh một con rái cá biển đang cố gắng ăn thịt cá mập sừng khiến người xem không khỏi bất ngờ.