Quỹ 'Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc' được TPHCM triển khai từ năm 2009, trong 15 năm qua, quỹ đã tiếp nhận ủng hộ hàng trăm tỷ đồng. Nhờ nguồn kinh phí này, thành phố đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ đồng bào, chiến sĩ, giúp họ yên tâm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Xây dựng Khu dân cư 'Tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc' được xem là một hành động mới của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029.
Ngày 17/10, tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đã trình bày Báo cáo chính trị trước Đại hội.
24 năm trước, hưởng ứng sáng kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải, ngày 17-10-2000, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động cuộc vận động 'Ngày vì người nghèo' trên phạm vi toàn quốc, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tại TPHCM, thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ và sự vươn lên thoát nghèo của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đã giảm từ 1,49% xuống 0,33%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XI đề ra.
Trao đổi trong buổi đối thoại tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TPHCM lần thứ XII, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, sắp tới thành phố sẽ có hai chính sách rất quan trọng, gồm miễn giảm thuế cho doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cơ chế thí điểm, kiểm soát máy bay và xe ô tô không người lái nhằm phát triển các nghiên cứu về sau.
Trung bình mỗi năm, TPHCM đón hàng chục vạn lượt học sinh, sinh viên, người lao động đến học tập và tìm kiếm việc làm. Nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng đã được UBND thành phố triển khai để giữ nguồn nhân lực quan trọng này.
Nhiệm kỳ 2019-2024 của hệ thống Mặt trận Tổ quốc TPHCM chứng kiến không ít thử thách, trong đó hai năm liền với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 lịch sử, đã gây rất nhiều mất mát, đau thương. Trước khó khăn, gian nan, thử thách đó, nhiều cán bộ Mặt trận các cấp đã không quản ngại hiểm nguy, gian khổ, kề vai sát cánh cùng với dân, giúp dân vượt qua được thời khắc khó khăn chưa từng có.
Sao Việt 17/9: Trizzie Phương Trinh cho biết Kasim Hoàng Vũ rất yếu, bệnh viêm xương hàm diễn biến xấu nhưng anh tránh chia sẻ vì sợ mọi người lo lắng. Theo Trizzie, căn bệnh khiến Kasim mệt mỏi và đau đớn. 'Tôi và Thúy Nga đã khóc rất nhiều khi nhìn Kasim gầy gò, xanh xao vì bệnh tật', cô nói.
Nhật Kim Anh giải thích về khoản tiền 1,3 tỷ đồng ủng hộ để giúp đỡ khắc phục hậu quả bão lũ nhưng tên của cô không xuất hiện trong danh sách sao kê của Ủy ban MTTQ Việt Nam.
Thay vì liên hoan, phá cỗ Trung thu thì nhiều trường học, giáo viên và phụ huynh, học sinh đã dành tiền quyên góp để ủng hộ giúp đỡ đồng bào ở vùng lũ. Bài học yêu thương, sẻ chia các em được học và thực hành từ chính những hành động ấm áp nghĩa tình đồng bào này.
Do chậm hoàn thiện Dự thảo bảng giá đất mới để ban hành, hàng nghìn hồ sơ đất đai tại TPHCM chưa được giải quyết và đang bị tồn đọng.
UBND TPHCM vừa có văn bản về giảm quy mô, tần suất, tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố. Điều này thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ đau thương, mất mát, khó khăn với đồng bào các tỉnh miền Bắc.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, MTTQ các tỉnh, thành phố đang nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay, góp sức, cùng hỗ trợ để giúp nhân dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn.
Ngày 20-8, Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TPHCM tổ chức họp báo thông tin về 'Ngày hội Kết nối thương hiệu, sử dụng sản phẩm trong ngành' của khối năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 29 đến 31-8 tại sân 4A Nhà văn hóa Thanh Niên TPHCM.
Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia, đại biểu tại hội nghị phản biện xã hội về dự thảo quyết định thay thế Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBND TPHCM do Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức chiều 12-8.
GS.TSKH Chu Phạm Ngọc Sơn, nhà hóa học hàng đầu Việt Nam đã qua đời vào ngày 11/8 tại TPHCM, hưởng thọ 88 tuổi.
Kể từ đầu tháng 7/2024, khi TPHCM chính thức ra mắt lực lượng an ninh trật tự cơ sở, nhiều loại tội phạm đường phố (cướp giật, trộm cắp tài sản...) đã bị đẩy lùi.
Nhờ công tác vận động tốt, người dân tham gia thực hiện các phong trào an ninh trật tự, hàng nghìn tin báo có giá trị được cung cấp cho lực lượng chức năng. Điều đó đã giúp Công an xử lý nhiều vụ việc, góp phần đem lại bình yên cho người dân.
Trong niềm tiếc thương vô hạn, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tỉnh thành phố, các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, nhân dân miền Nam đã đến viếng, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM).
Sáng 25/7, cùng với Thủ đô Hà Nội và huyện Đông Anh, lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được tổ chức long trọng tại Hội trường Thống nhất (TPHCM) theo nghi thức Quốc tang. Hàng nghìn người dân TPHCM và các tỉnh phía nam đã cùng hướng về Hội trường Thống nhất để được vào viếng Tổng Bí thư.
Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM và Bình Phước đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt.
Với nhiều nỗ lực vận động nhân dân ủng hộ, kết hợp với việc truy quét, TPHCM đã xóa được nhiều 'điểm đen' ma túy.
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Phước Lộc được hiệp thương bầu kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TPHCM.
Sáng 3/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TPHCM tổ chức hội nghị lần thứ 13, khóa XI (nhiệm kỳ 2019 – 2024) để hiệp thương nhân sự chủ chốt.
Vai trò giám sát, phản biện xã hội của HĐND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên tại TPHCM được thể hiện rõ thông qua việc góp ý, hiến kế được chính quyền tiếp thu và hiện thực hóa trên thực tiễn.
Bản tin Mặt trận sáng 30/6 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Ông Bùi Văn Bắc điều hành Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng từ 1/7; Tránh máy móc khi sắp xếp lại đơn vị hành chính; Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hơn 1.000 cán bộ sẽ về đâu, đặt tên phường thế nào, trụ sở sẽ sử dụng ra sao cho hiệu quả… sau khi sáp nhập đơn vị hành chính? Đó là vấn đề được các đại biểu đặt ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo 'Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 của TPHCM' do Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức ngày 28/6.
Ngày 6/6 (sau 2 ngày làm việc), Đại hội đại biểu MTTQ TP Thủ Đức (TPHCM) lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bế mạc.
Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước năm 2023; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Nghị quyết về thành lập, chia tách, sáp nhập, đổi tên khu phố, ấp được HĐND TPHCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 14 vào giữa tháng 4/2024 vừa qua. Nghị quyết được ban hành vào thời điểm chỉ còn duy nhất TPHCM đang duy trì mô hình tổ chức 2 cấp dưới phường, xã, thị trấn, bao gồm: khu phố, ấp và tổ dân phố, tổ nhân dân.
Bằng những cách làm sáng tạo, việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo ở quận Bình Thạnh (TPHCM) đã đạt kết quả đáng ghi nhận.
Sau 3 năm triển khai Kết luận số 01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận 01) về 'Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', hệ thống Mặt trận TP Hồ Chí Minh đã phát triển được nhiều mô hình, cách làm hay.
Nhiều ý kiến góp ý thiết thực đã được các đại biểu đưa ra tại 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Quyết định của UBND TPHCM ban hành quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố'. Hội nghị do Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức ngày 7/5.
Những điều kiện để hộ dân được tách thửa trong Dự thảo thay thế Quyết định 60/2017/QĐ-UB ngày 5-12-2017 của UBND TPHCM về diện tích tối thiểu được tách thửa, như hạ tầng giao thông; quy hoạch, thời điểm ban hành… nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các chuyên gia, nhà quản lý… Đó là những vấn đề đặt ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo thay thế Quyết định 60/2017 do Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức sáng ngày 7-5.
TPHCM đang triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị nên việc tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội được xem là nhiệm vụ rất cần thiết.
Song song với việc triển khai các dự án cải tạo các dòng kênh đen, TPHCM cũng tính toán tới việc giữ gìn và đảm bảo những dòng kênh này không bị tái ô nhiễm trở lại.
Ngày 4/4, Đại hội đại biểu MTTQ quận 1 (TPHCM) lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã chính thức diễn ra. Đây cũng là đại hội điểm được tổ chức đầu tiên tại các quận huyện trên địa bàn thành phố. Bà Tô Thị Bích Châu - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tới dự.
Ngày 26/3, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc Thành phố Thượng Hải đã đến chào thăm UBTƯ MTTQ Việt Nam. Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thân mật tiếp đoàn.
Bản tin Mặt trận sáng 26/3 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Tâm huyết với nghề, dân sẽ nghe và làm theo; Khi lời hiệu triệu của Mặt trận chạm đến trái tim; Ninh Bình: Hoàn thành 119/143 đại hội Mặt trận cấp cơ sở; Mặt trận Ninh Bình có tân Phó Chủ tịch...
Đối với cán bộ cơ quan Ủy ban MTTQ TPHCM, cái tên Trần Khắc Hạnh đã trở nên quen thuộc khi anh là tình nguyện viên tiêu biểu đã gắn bó, chung sức đồng lòng trong những ngày cam go, khốc liệt của cuộc chiến với đại địch Covid-19.
Ngày 22/3, thông tin tại Hội nghị sơ kết Công tác Vận động, Quản lý Quỹ 'Vì người nghèo,' Quỹ 'Vì biển, đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc' và công tác chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 do Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức cho biết, trong năm 2023, Quỹ 'Vì người nghèo' đã vận động được số tiền hơn 245 tỷ đồng, Quỹ Cứu trợ vận động được 944 triệu đồng, Quỹ 'Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc' vận động được gần 62 tỷ đồng.
Ủy ban MTTQ các cấp tại TPHCM thời gian qua đã thực hiện nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ người nghèo hiệu quả. Điển hình là Mô hình Ngày cùng hành động 'Vì người nghèo' ở quận 1 và những hoạt động của các Hội quán đồng bào dân tộc Hoa ở quận 5.
Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' (Cuộc vận động) tại TPHCM đã đạt được sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cho biết, khảo sát tại các số siêu thị lớn như Co.opmart, Satra, Bách Hóa Xanh… hàng Việt hiện áp đảo, chiếm 90 đến 95% tổng sản phẩm. Trong khi tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp (DN) nước ngoài như AEON, Centrail Retail, Mega Market… hàng Việt chiếm hơn 80%, tương tự như kênh phân phối tại cửa hàng tiện lợi.
Cùng với công tác giao nhận quân toàn TPHCM năm 2024, sáng 27-2, UBND quận 12 tổ chức công tác giao, nhận quân cho các đơn vị quân đội, lực lượng vũ trang đối với 252 công dân trúng tuyển.
Từ nguồn hỗ trợ của Mặt trận, nhiều hộ nghèo tại tỉnh Quảng Trị đã từng bước nỗ lực, phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tết này, nhiều gia đình ấm áp và hạnh phúc hơn khi được ở trong những ngôi nhà mới.
Trải qua 82 năm, nối tiếp truyền thống lịch sử hào hùng của Báo Cứu Quốc - Giải Phóng - Đại Đoàn Kết không ngừng phát triển, xứng đáng là tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng và dựng xây đất nước.