Đầu năm đến nay, tình hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định. Chỉ còn 2 tháng là kết thúc năm 2024, các DN đang đẩy mạnh SXKD, chạy nước rút hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Ngày 27/10, Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thi 'Bàn tay vàng trong sản xuất xoài' năm 2024 cho công nhân đang làm việc tại các nhà máy trực thuộc.
Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư vào 4 trụ cột, gồm công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch, nhằm phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Năm 2024, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã ký kết tiêu thụ gần 3.070ha đậu nành rau, xoài keo và bắp non với nông dân toàn tỉnh, tổng sản lượng trên 30.000 tấn. Trong đó, liên kết tiêu thụ 60ha xoài keo với nông dân vùng GlobalGAP Khánh An (huyện An Phú), sản lượng 12.000 tấn.
Sáng 12/10, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chợ Mới đăng cai tổ chức lễ ra mắt thành lập Chi hội thanh niên công nhân trong Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới. Trưởng ban Phong trào Tỉnh đoàn Nguyễn Phượng Thư và Phó Bí thư Huyện đoàn Chợ Mới Lâm Hồ Diệu Hiền đến dự.
Cùng với sự phát triển của tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân An Giang đã lớn mạnh cả về số lượng và tầm vóc, khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. 'UBND tỉnh trân trọng cảm ơn cộng đồng DN, doanh nhân trong và ngoài tỉnh thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh, vì sự phát triển của tỉnh'- Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chia sẻ.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Cù Minh Trọng cùng lãnh đạo các ngành chuyên môn vừa đến khảo sát thực tế các điểm sạt lở, tuyến đê bao trên địa bàn các xã: An Thạnh Trung, Mỹ An và Long Giang.
Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) với quy mô trên 500 gian hàng của 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành của Việt Nam và gần 20 quốc gia/vùng lãnh thổ sẽ diễn ra từ ngày 13/11 đến ngày 16/11/2024 tới đây tại TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024 (tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) vừa kết thúc, An Giang có 2 sản phẩm đoạt giải Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2024, gồm: Sản phẩm mắm cá linh chưng của Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang - Antesco (TP. Long Xuyên) và sản phẩm mật thốt nốt bột của Công ty Cổ phần Palmania (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn).
Chiều 2/10, UBND huyện An Phú phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức Hội nghị sơ kết liên kết sản xuất, tiêu thụ đậu nành rau và xoài keo theo chuỗi giá trị. Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang Nguyễn Văn Hiền; Phó Tổng Giám đốc Công ty Antesco Nguyễn Huy Cường; Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú Nguyễn Thị Phướng và các hợp tác xã, nông dân đến dự.
Sáng 27/9, Sở Công Thương có buổi làm việc với Sở Công Thương tỉnh Hà Giang về kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa 2 địa phương. Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang Nguyễn Thành Huân và Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang Trần Việt Thế cùng các nhà phân phối, hợp tác xã, doanh nghiệp OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 2 tỉnh tham dự.
Sáng 17/9, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Crocus Expo (Moscow, Liên bang Nga) đã khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống (Worldfood Moscow 2024). Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự trưng bày các sản phẩm tiềm năng của công ty về 2 dòng sản phẩm chủ lực: Trái cây frozen IQF (IQF đông lạnh) và Canned (đóng hộp), với các sản phẩm đang dẫn đầu thị trường xuất khẩu thế giới, như: Xoài; bắp non, chanh dây, sầu riêng, thanh long ruột đỏ, đậu nành Nhật.
Những tháng cuối năm 2024, nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng mua các mặt hàng nông sản Việt Nam, trong đó có lúa gạo, rau quả và cá tra. Động thái này, làm cho doanh nghiệp (DN) đặt nhiều kỳ vọng cho hoạt động xuất khẩu những tháng còn lại của năm.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) An Giang thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT), nhằm thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và phát triển quyền SHTT. Đặc biệt, tập trung chương trình hỗ trợ bảo hộ phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm chủ lực địa phương, chính sách phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo.
Ở huyện cù lao Phú Tân, nhiều mô hình kinh tế tập thể (câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX)) đã và đang hoạt động chất lượng, hiệu quả. Điểm chung của các mô hình này là chú trọng phát triển, huy động nguồn vốn góp của thành viên, hoạt động liên kết được mở rộng.
Sáng 29/8, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức 'bữa cơm công đoàn', tại Công đoàn cơ sở Nhà máy Mỹ An- Công ty Antesco cho gần 300 công nhân nhà máy.
An Giang là tỉnh sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản nước ngọt, với vùng nguyên liệu dồi dào, đặc biệt là các mặt hàng, như: Lúa gạo, thủy sản, trái cây, rau màu, dược liệu… Chất lượng nông, thủy sản của tỉnh ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Trong khi đó, Kon Tum là tỉnh miền núi, có thế mạnh về sản xuất các sản phẩm từ nông sản, cây công nghiệp, sản phẩm dược liệu, đặc biệt là các sản phẩm từ sâm ngọc linh, trầm hương.
Tăng trưởng xanh vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên. Đặc biệt, tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng, đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững, góp phần thực hiện chống biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, việc giới thiệu, quảng bá, phát triển sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận 'AN GIANG' đã mang lại nhiều kết quả. Qua đó, giúp cơ sở mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhãn hiệu chứng nhận 'AN GIANG' là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc là sản phẩm tỉnh An Giang, trên cơ sở áp dụng những quy chuẩn theo hướng an toàn.
Ngày 30/3, tại Nhà máy Bình Long (huyện Châu Phú), Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình sản xuất đậu nành rau vụ đông xuân 2023- 2024 và triển khai kế hoạch vụ hè thu năm 2024.
Thời gian qua, các ngành hàng chủ lực và tiềm năng của tỉnh trở thành những ngành hàng quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, khẳng định là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế. Để phát triển bền vững hoạt động xuất khẩu, tỉnh đẩy mạnh các giải pháp, hỗ trợ toàn ngành phát triển theo chuỗi, chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu...
18 tấn xoài keo của bà con nông dân vùng đầu nguồn An Phú, tỉnh An Gang lần đầu tiên đã xuất khẩu sang Hàn Quốc. Thời gian tới, giống xoài đặc sản này cũng sẽ có mặt tại thị trường các nước khác.
Sáng nay 27/3, tại xã Long Bình, UBND huyện An Phú, tỉnh An Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô xoài Keo sang Hàn Quốc, đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp triển khai hỗ trợ nông dân trong sản xuất, liên kết và tiêu thụ xoài keo.
Năm 2023, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là sự đồng hành, chung sức, vai trò nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho chính sách an sinh xã hội.
Ngày 12/3, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cho biết, qua quy trình bình chọn (trực tuyến và trực tiếp), thẩm định, có 529 doanh nghiệp trong cả nước đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2024 do người tiêu dùng bình chọn.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước ước đạt trên 53 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây. Tại An Giang, xuất khẩu rau quả tăng cao, đạt 149.000 tấn, tương đương 60,8 triệu USD (tăng gấp 2 lần về sản lượng và kim ngạch so năm 2022). Đóng góp vào kết quả ấn tượng đó, tiêu biểu là Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco).
Sáng 12/1, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang Trần Văn Cứng chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa VI (nhiệm kỳ 2020-2025) và ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang.
Tỉnh hiện có 8.066 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Năm 2023 là năm đầy khó khăn, thách thức với cộng đồng DN. Tác động của suy thoái kinh tế khiến không ít DN phải giải thể, tạm ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh (SXKD). Tuy nhiên, trong khó khăn, các DN vẫn nỗ lực biến thách thức thành cơ hội, chủ động thích ứng linh hoạt, duy trì và thúc đẩy SXKD.
Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh An Giang có 92 sản phẩm OCOP (2 sản phẩm 5 sao – cấp quốc gia; 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 15 sản phẩm 4 sao; 72 sản phẩm 3 sao) của 62 chủ thể kinh tế. Chương trình góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm nông sản có lợi thế, nâng cao thu nhập người dân, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trước tình hình giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, giá lúa tươi ở ĐBSCL cũng liên tục xác lập kỷ lục mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với nông dân, hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cho đơn hàng năm 2024. Diện tích liên kết tăng mạnh là xu thế tất yếu, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững hơn.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá, phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), tỉnh An Giang đang đẩy mạnh tổ chức nhiều sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP về các huyện, thị, thành trong và ngoài tỉnh, nhất là các điểm du lịch nổi tiếng. Qua đó, đưa sản phẩm OCOP An Giang đến gần hơn với người dân, du khách trong, ngoài tỉnh.
Từ quý III/2023, tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh dần phục hồi. Tuy nhiên, biến động trên thế giới và thị trường tiêu thụ vẫn là những thách thức, đòi hỏi DN phải tính toán để điều chỉnh kế hoạch phát triển phù hợp.
Thời gian qua, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế được An Giang quan tâm triển khai thực hiện, đạt nhiều thành tựu quan trọng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, đưa hàng hóa của tỉnh tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín, vị thế của tỉnh.
Thời gian qua, cộng đồng các doanh nghiệp (DN), doanh nhân An Giang có nhiều đóng góp ý nghĩa và trách nhiệm vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh. Thực tế khẳng định, đội ngũ DN, doanh nhân An Giang là nhân tố năng động và tích cực trong sự phát triển chung của tỉnh nhà, nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu...
Nếu như năm 2021 - 2022, doanh nghiệp (DN) trong tỉnh cũng như cả nước rơi vào khó khăn (đứt gãy chuỗi cung ứng, giãn cách xã hội, giá xăng dầu và cước vận tải tăng…) thì đến năm 2023, do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, DN lại rơi vào thế bị động khi bị hủy đơn hàng hàng loạt, doanh số sụt giảm… Dù vậy, các DN vẫn nỗ lực vượt khó để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Thời gian qua, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tập trung huy động mọi nguồn lực, thực hiện chính sách linh hoạt thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, du lịch (DL), thương mại. Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, minh bạch, thân thiện, giúp địa phương đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư, mở rộng sản xuất cho DN.
Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng không chỉ giới hạn trong một vài thị trường ngách nhỏ, ở phân khúc cao cấp mà là yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường.
Ngày 31/8, Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đã trao tặng 'Mái ấm tình thương' cho nhân viên ở xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới).
Chiều 23/8, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) làm việc với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), các sở, ngành liên quan để nắm tình hình sản xuất và liên kết tiêu thụ bắp non, đậu nành rau, nắm khó khăn vướng mắc, kịp thời tháo gỡ, để chuỗi liên kết phát triển bền vững.
Sau 4 năm thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được công nhận OCOP, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia các chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.
Việc sử dụng phân bón vô cơ (hóa học) trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã tăng rất nhanh, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đang tìm kiếm các giải pháp để có nguồn phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phục vụ trong nông nghiệp.
Indonesia có dân số đứng thứ 4 thế giới (273,8 triệu người, số liệu năm 2021), chủ yếu theo đạo Hồi (chiếm 86,1%), nên nhu cầu đối với sản phẩm có chứng nhận Halal rất lớn. Trong khi đó, với thế mạnh nông nghiệp, An Giang có thể cung cấp số lượng lớn sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Tỉnh An Giang còn có nhiều tiềm năng hợp tác với quốc gia 'vạn đảo' về du lịch (DL), công nghiệp chế biến, giáo dục…
Chiều 16/7, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', do ông Cao Xuân Thạo, Trưởng ban Phong trào, thành viên Ban Thư ký Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' dẫn đầu đã khảo sát thực tế tại Nông trại Phan Nam (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Nhằm nâng chất các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tại địa phương, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, hướng dẫn các chủ thể nâng chất lượng sản phẩm, tiếp cận nhiều đối tác và thị trường tiềm năng.
Chiều 10/3, Văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã có ý kiến, giao Sở Nội vụ phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh khen thưởng đột xuất 18 doanh nghiệp An Giang đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) năm 2023.
Thời gian qua, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) quan tâm thực hiện nhiều giải pháp đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, nhằm tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) ngày càng phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) tiếp cận kịp thời các chương trình, chính sách hỗ trợ, đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay với mức 39%. Với việc Trung Quốc tăng thu mua mạnh trở lại, đặc biệt khi Việt Nam đang vào thời vụ nhiều loại trái cây có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường này được kỳ vọng sẽ giúp trái cây Việt tiếp tục bứt phá.