Sáng 16-12, tại làng Pa Pết (xã Bờ Ngoong), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức tổng kết cuối vụ mô hình trồng cỏ cao lương chuyển đổi trên đất bị hạn và ủ chua làm thức ăn cho gia súc.
Giá vật tư nông nghiệp tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền cùng việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân, ngành nông nghiệp huyện đã có nhiều khởi sắc.
Dự án đường liên xã tại huyện Chư Sê chỉ có chiều dài khoảng 18 km nhưng chậm tiến độ tới 2 năm khiến người dân bức xúc.
Dự kiến hoàn thành cuối năm 2020, rồi 'hẹn lần hẹn lữa' nhưng tới thời điểm này, dự án sửa chữa, nâng cấp đường giao thông từ xã Bờ Ngoong đi xã Dun (huyện Chư Sê) vẫn đang thi công dang dở. Tuyến đường ngày càng xuống cấp trầm trọng nhưng không được sửa chữa kịp thời đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
Từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Chư Sê (năm 2007), các cấp, các ngành và huyện Chư Sê đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững. Trong đó, công tác xúc tiến, quảng bá, khai thác hiệu quả thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê được đặc biệt chú trọng để nâng tầm giá trị sản phẩm.
Ngày 6-8, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp huyện tìm hiểu 'Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ huyện Chư Sê lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021-2026'
Ngày 12-7, ông Lê Sỹ Quý-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết: Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện, năm 2022, đơn vị đã triển khai một số mô hình khuyến nông.
Chiến dịch 'Kỳ nghỉ hồng' là 1 trong 5 nội dung của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022 do Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phát động. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, chiến dịch 'Kỳ nghỉ hồng' đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về tinh thần tình nguyện, xung kích của đoàn viên, thanh niên.
Ngày 26-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê phối hợp với chùa Mỹ Thạch (504 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê), Nhóm thiện nguyện Từ Tâm (tỉnh Tiền Giang và Long An) và chính quyền địa phương xã Dun và Al Bá tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo trên địa bàn
Sáng 11-6, Đoàn khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp Huyện Đoàn Chư Sê tổ chức chương trình Kỳ nghỉ hồng năm 2022 và những bước chân vì cộng đồng chặng 5 tại xã Al Bá.
Vì gia đình có việc, chủ cửa hàng xăng dầu Tâm Phương thuộc Công ty TNHH MTV Tâm Phương Gia Lai đã tăng giá xăng trước giờ quy định để kịp về nhà. Đặc biệt, nhân viên trực tiếp bơm, bán xăng dầu cho khách tại cửa hàng không có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy…
Hơn 10 năm thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai đã có những bước tiến rõ rệt. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã cùng các hộ dân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ở tất cả các khâu: trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế biến và tiêu thụ. Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu sẽ thành lập các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có liên kết theo chuỗi giá trị.
Sáng 24-3, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tiến hành khởi công xây dựng nhà 'Đại đoàn kết' cho gia đình ông Kpuih Gleng-hộ nghèo ở làng Blut Griêng, xã Al Bá.
Ngày 11-2, Chi bộ thôn Tứ Kỳ Nam (xã Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.
UBND tỉnh Gia Lai là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Chúng tôi về xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vào một ngày cuối đông nắng đẹp, trong cái lạnh se se của trời đất chuyển mùa chuẩn bị vào xuân. Lúc này, địa phương đã khống chế được dịch Covid-19, mọi sinh hoạt của người dân diễn ra bình thường.
Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, ông Nguyễn Văn Long (làng U Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) đã sáng tạo công thức chế biến thức ăn chăn nuôi giúp tiết giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận.
Theo báo cáo của UBND tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật, giai đoạn 2016-2020, Gia Lai đã bố trí hơn 1.350 tỷ đồng cho các dự án ứng phó biến đổi khí hậu.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cũng như dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nhưng ngành Nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2021.
Theo Báo cáo số 739/BC-BTT ngày 5-12 của Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống Covid-19 tỉnh Gia Lai, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, toàn tỉnh Gia Lai thuộc mức 2.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch tả heo châu Phi được khống chế, thị trường tiêu thụ cuối năm tăng cao là điều kiện để người chăn nuôi ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đầu tư chi phí tăng đàn, chuẩn bị phục vụ nhu cầu cuối năm.
Sau ngày đất nước thống nhất (1975), Gia Lai tổ chức nhiều đợt tăng cường cán bộ về cơ sở để xây dựng hệ thống chính trị và tham gia bảo vệ an ninh nông thôn. Trong đó, có 2 đợt tăng cường đáng chú ý diễn ra giữa thập niên 80 của thế kỷ trước và thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Và, tôi là một trong những người được rèn luyện qua hoạt động mang tính 'thử lửa' này.
Ngày 17-9, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch (thị trấn Chư Sê) tổ chức chương trình tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn xã Al Bá.
Sau thời gian 14 ngày phải khoanh vùng tạm thời thực hiện công tác phòng-chống dịch Covid-19, ngày 5-9, làng Blút Roh, xã Al Bá đã được gỡ bỏ khoanh vùng, kết thúc thời gian cách ly y tế.
Sáng 23-8, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai thông tin: Tính từ 7 giờ 22-8 đến 7 giờ ngày 23-8, tỉnh Gia Lai tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm cho 2.218 người, trong đó ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Ngày mới thành lập, cơ sở vật chất của huyện Chư Sê còn rất tạm bợ, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Ấy vậy mà sau 40 năm, Chư Sê đã có những đổi thay kỳ diệu, từ một huyện nghèo, sinh sau đẻ muộn nay đã phát triển nhanh, mạnh và bền vững, trở thành vùng động lực phía Nam của tỉnh.
Chỉ vì thiếu kiềm chế trong lúc cãi nhau, Siu Som (SN 1989, trú tại làng Kla Nhân, xã Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phóng dao gây nên cái chết cho vợ. Hậu quả là con trẻ bơ vơ, bản thân Som phải ngồi tù để trả giá cho lỗi lầm của mình.
Sau 14 ngày nỗ lực triển khai khoanh vùng, dập dịch Covid-19, đến nay, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc mới.
Sáng 1-7, đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai đã đi kiểm tra công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại xã Al Bá (huyện Chư Sê).
Chiều 30-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê phối hợp Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Bạch Linh (tỉnh Bạc Liêu) tặng quà cho chốt kiểm soát dịch và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại 3 xã Al Bá, Ia Glai và xã Hbông.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 6163/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00115, chỉ dẫn địa lý 'Chư Sê' cho sản phẩm hạt tiêu (hồ tiêu). UBND tỉnh Gia Lai là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Hiện nay, bà con nông dân tỉnh Gia Lai đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân 2020-2021. Nhờ thời tiết thuận lợi, gieo trồng đúng lịch thời vụ và chăm sóc tốt nên năng suất cây trồng đạt cao. Không những vậy, giá cả các mặt hàng nông sản luôn ổn định ở mức cao.
Thời gian qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời chú trọng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò trong cộng đồng, trở thành 'điểm tựa' vững chắc của buôn làng.
Chiều 21-12, tại làng Klal (xã Al Bá), Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức trao đàn dê thoát nghèo đợt I năm 2020.
Sáng 20-11, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức chương trình trao vốn hỗ trợ nuôi bò sinh sản cho 2 hộ nạn nhân chất độc da cam ở làng Klah, xã Al Bá do Tổ chức GVI-Việt Nam tài trợ và trao tiền nuôi dưỡng nạn nhân tại gia đình do Hội Bảo trợ trẻ em Cộng hòa Pháp tài trợ.
Ngày 5-11, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch (thị trấn Chư Sê) và Đoàn thiện nguyện TP. Hà Nội tổ chức tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn huyện.
Ngày 31-10, ông Dương Mạnh Mẫn-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đi thăm và trao tiền hỗ trợ cho 4 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Al Bá, Kông Htok bị thiệt hại do bão số 9.
Cơn bão số 9 đi qua để lại những thiệt hại nặng nề về tài sản cho tỉnh Gia Lai, trong đó có cơ sở vật chất trường học. Trong ngày 29-10, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 30-10.