Ba quốc gia châu Phi, gồm Niger, Guinea và Mali, vừa được Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, đáp lại thiện chí của ECOWAS, hai trong ba nước nêu trên là Mali và Niger cùng với Burkina Faso đều tuyên bố, rút khỏi khối này ngay lập tức.
Ngày 21/11, Bộ trưởng Tư pháp Guinea Alphonse Charles Wright đã công bố cuộc điều tra cựu Tổng thống Alpha Conde về tội phản quốc, 2 năm sau khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính quân sự.
Trong khi cuộc khủng hoảng tại Niger chưa hạ nhiệt, châu Phi tiếp tục chứng kiến một cuộc đảo chính khác tại Gabon, khi một nhóm quân nhân nổi dậy ngày 30/8 tuyên bố không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại nước này.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn tin khu vực cho biết chính quyền Guinea hiện nay đang tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm vào cựu Tổng thống Alpha Condé, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2021, và hơn 180 giám đốc điều hành cấp cao hoặc cựu bộ trưởng về các hành vi tham nhũng, biển thủ công quỹ, làm giàu bất chính, rửa tiền…
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn tin khu vực cho biết, ngày 21/10, chính quyền quân sự cầm quyền tại Guinea đã đồng ý trao lại quyền lực cho một chính quyền dân bầu sau 2 năm nhằm tránh các lệnh trừng phạt sắp được Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp đặt nếu tiếp tục lộ trình chuyển tiếp trong 3 năm như trước đó.
Các nhà lãnh đạo Tây Phi đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt từng bước đối với chính quyền quân sự Guinea vì thiếu linh hoạt trong việc ấn định thời điểm quay lại chế độ dân sự.
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây châu Phi (ECOWAS) bổ nhiệm cựu Tổng thống Benin, ông Thomas Yayi Boni làm nhà trung gian hòa giải mới cho quá trình chuyển tiếp tại Guinea. Ông Boni sẽ thay thế nhà ngoại giao người Ghana, Mohamed Ibn Chambas, người mới từ chức.
Cựu Tổng thống Alpha Conde (84 tuổi) nằm trong số 26 cựu quan chức cấp cao của Guinea bị truy tố về tội 'giết người, ám sát và đồng lõa' cùng nhiều tội danh nghiêm trọng khác.
Trước đó, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã cho quân đội Guinea thời hạn chót là ngày 25/4 để đưa ra thời gian chuyển đổi 'có thể chấp nhận được' hoặc sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/4, trên đài truyền hình quốc gia Guinea, người đứng đầu chính quyền quân sự Guinea, Đại tá Mamady Doumbouya, cho biết Hội đồng Chuyển đổi quốc gia (CNT) sẽ đề xuất lên Quốc hội nước này một kế hoạch về việc chuyển tiếp sang chính quyền dân sự kéo dài 39 tháng.
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, hôm Chủ nhật (1/5) đã kêu gọi các lực lượng quân sự ở Burkina Faso, Guinea và Mali nhanh chóng trở lại chế độ dân sự, đồng thời nhắc nhở thế giới thực hiện lời hứa 'khẩn cấp về khí hậu'.
Chính phủ Guinea cho biết Tổng thống chuyển tiếp của nước này đã thông báo với nội các rằng các hội nghị toàn quốc sẽ được tổ chức từ ngày 22/3 tới, trên toàn bộ lãnh thổ và cả ở nước ngoài.
Dịch bệnh và mất mát, kinh tế tổn thương, chính trị biến động nguy hiểm… đã biến năm 2021 thành một năm đầy đau thương mang tính lịch sử.
Ngày 30/11, Hãng thông tấn AFP đã điểm lại một số sự kiện nổi bật của thế giới năm 2021, cho thấy một thế giới nhiều biến động, từ đại dịch Covid-19 cho đến biến đổi khí hậu và mâu thuẫn chính trị.
Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 7/11 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với giới lãnh đạo quân sự ở Mali và Guinea, đồng thời kêu gọi hai nước tôn trọng thời gian biểu tiến hành bầu cử đã cam kết.
Ngày 6/10, Tổng thống lâm thời Guinea Mamady Doumbouya, người đứng đầu cuộc đảo chính vào ngày 5/9 vừa qua, đã chỉ định nhà ngoại giao kỳ cựu Mohamed Beavogui - một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp - làm Thủ tướng Guinea.
Ngày 1/10, ông Mamadi Doumbouya, chỉ huy lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Alpha Conde ở Guinea hồi tháng trước đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời nước này, với nhiệm vụ giám sát quá trình chuyển tiếp đưa đất nước trở lại chính quyền dân sự.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời, Đại tá Doumbouya cam kết rằng cả ông và nhóm tham gia cuộc đảo chính tháng trước sẽ không ra tranh cử tại các cuộc bầu cử mà quân đội tổ chức.
Ngày 1/10, Đại tá Mamady Doumbouya - người đứng đầu cuộc đảo chính tại Guinea hồi tháng trước, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của nước này.
Chính quyền quân sự tại Guinea, được biết đến với tên gọi Ủy ban Hòa giải và Phát triển quốc gia (CNRD), đã công bố một 'hiến chương chuyển tiếp', khẳng định văn kiện này sẽ đưa đất nước trở lại chính quyền dân sự.
Ngày 19/9, chính quyền quân sự ở Guinea đã bắt giữ ông Tibou Kamara, cựu Bộ trưởng Công nghiệp đồng thời là người phát ngôn cho chính phủ của Tổng thống Alpha Conde bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 5/9 vừa qua.
Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) vừa tổ chức hội nghị bất thường nhằm thảo luận về những diễn biến đáng lo ngại sau cuộc đảo chính quân sự ở Guinea. Các nhà lãnh đạo ECOWAS đã nhất trí áp đặt trừng phạt đối với lực lượng đảo chính, kêu gọi tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở quốc gia Tây Phi này.
Chủ tịch ECOWAS lên án cuộc đảo chính và việc giam giữ Tổng thống Alpha Conde, đồng thời bày tỏ tin tưởng ECOWAS sẽ tìm ra các giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Guinea.
Chỉ trong hơn một năm, Tây Phi đã có ba cuộc đảo chính (hai lần tại Mali và một lần trong tuần này ở Guinea), một âm mưu đảo chính bất thành điễn ra tại Niger, và một cuộc chuyển giao quyền lực quân sự ở Chad sau vụ ám sát tổng thống.
Những cuộc đảo chính liên tiếp xảy ra ở châu Phi thời gian gần đây đe dọa đảo ngược quá trình dân chủ hóa mà châu lục này đã trải qua trong hai thập kỷ gần đây, quay trở lại kỷ nguyên mà các cuộc đảo chính là 'chuyện thường' ở châu Phi.
Liên minh châu Phi (AU) quyết định đình chỉ Cộng hòa Guinea tham gia tất cả các hoạt động và các cơ quan ra quyết sách của AU, sau khi lực lượng đặc nhiệm tiến hành vụ đảo chính ngày 5/9.Ngày 10/9, Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Guinea sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi này.
Ngày 10/9, Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Guinea sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi này.
Ngày 10/9, Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Guinea sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi này.
Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 8/9 đã đình chỉ tư cách thành viên của Guinea sau vụ đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Alpha Conde hồi cuối tuần trước.
Ngày 5/9 tại Guinea, nhóm binh sỹ do Trung tá Mamady Doumbouya dẫn đầu, đã bắt giữ hoặc giam lỏng Tổng thống Alpha Conde cùng các chính trị gia hàng đầu của chính quyền.
Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến trong ngày 8/9 để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Guinea.
Lực lượng đảo chính Guinea đã đưa một số sỹ quan quân đội vào nắm giữ nhiều vị trí thống đốc tỉnh nhằm củng cố quyền điều hành của quân đội tại quốc gia Tây Phi sau vụ binh biến cuối tuần qua.
Ngày 7/9, truyền thông Guinea đưa tin lực lượng đảo chính tại nước này đã đưa các thành viên quân đội vào nắm giữ nhiều vị trí thống đốc các tỉnh. Động thái này được cho là nhằm củng cố quyền điều hành của quân đội tại quốc gia Tây Phi sau vụ binh biến cuối tuần qua.
Các nhà lãnh đạo quân sự Guinea đã tìm cách siết chặt quyền lực sau khi lật đổ Tổng thống Alpha Conde.
Guinea đang trải qua cơn 'địa chấn chính trị' dữ dội khi quân đội nước này bất ngờ tiến hành đảo chính, bắt giữ Tổng thống, tuyên bố giải tán chính phủ, xóa bỏ Hiến pháp và đóng cửa biên giới trên bộ, trên không.
Moscow phản đối mọi nỗ lực thay đổi chế độ một cách vi hiến ở Guinea, yêu cầu nhóm binh sĩ nổi dậy trả tự do đối với Tổng thống Alpha Conde, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Các lực lượng đặc nhiệm chiếm quyền ở Guinea đã bắt giữ Tổng thống Alpha Conde, tuyên bố rằng quân đội áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc 'cho đến khi có thông báo mới' đồng thời thay thế các lãnh đạo khu vực.
Tiền vệ Liverpool, Naby Keita chưa thể trở lại Anh sau khi mắc kẹt trong cuộc đảo chính quân sự tại quê nhà Guinea.