Khai thác du lịch búng Bình Thiên

Không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại, mà búng Bình Thiên còn là điểm đến đầy hấp dẫn du khách thích khám phá sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long và văn hóa Chăm độc đáo.

Mê mẩn ngắm 'hồ nước trời' tuyệt đẹp ở miền Tây Nam Bộ

Búng Bình Thiên là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất An Giang. Nơi đây được người ta mệnh danh là 'hồ nước trời'.

An Giang: Thả 300.000 con cá các loại về tự nhiên

Hơn 300.000 con cá các loại, có cả loài quý hiếm như cá hô, tra dầu, vồ đém, cá chạch lấu… được thả trực tiếp tại khu vực lòng hồ Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Phát triển du lịch vùng đầu nguồn biên giới

An Phú là vùng đất có vị trí địa lý rất đặc biệt, có đồng bằng rộng lớn, nhiều sông, rạch, có hệ thống đường bộ, đường thủy thông thương với TP. Châu Đốc, có biên giới và nhiều cửa khẩu thuận lợi qua lại Campuchia. Nhiều di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa, có đồng bào dân tộc thiểu số Chăm với nét văn hóa, kiến trúc đặc sắc...

Đến An Giang mùa nước nổi

Tháng 7 (âm lịch), những dòng nước chở nặng phù sa tràn về bồi đắp cho đồng bằng châu thổ. Khi ấy, bạn có thể đến An Giang để khám phá những điểm du lịch độc đáo gắn với mùa nước nổi và có trải nghiệm mới mẻ về một miền Tây thân thương, chất phác.

Phát triển du lịch ở đầu nguồn

Với vị trí đặc thù cùng nhiều tiềm năng du lịch (DL), huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đang từng bước xây dựng, phát triển 'ngành công nghiệp không khói' nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó, An Phú đang tập trung phát triển loại hình DL văn hóa, DL nông nghiệp và những điểm 'check-in' lý tưởng.

Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, rừng tràm

UBND tỉnh An Giang vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (theo Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15-9-2019 của Chính phủ).

Cần xử lý 39 khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường

UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt danh mục và cập nhật khu, điểm ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý trên địa bàn tỉnh (bao gồm 24 khu, điểm ô nhiễm môi trường và 15 cơ sở gây ô nhiễm môi trường).

Hiến kế cho du lịch An Giang

Từ năm 2020, lượng du khách đến An Giang có thể vượt qua cột mốc 10 triệu lượt người mỗi năm. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng nhanh. Đây được xem là cơ hội 'vàng' để khai thác thế mạnh du lịch (DL). Điều quan trọng là cần tính toán chiến lược để thu hút khách tốt hơn, giữ chân khách lâu hơn và khách chấp nhận chi tiêu nhiều hơn.

Nhiều vụ vận chuyển hàng hóa trái phép bị phát hiện

Năm 2019 khép lại, đây được xem là năm các lực lượng có chức năng chống buôn lậu đẩy mạnh hoạt động điều tra, kiểm soát hàng hóa nhập lậu từ biên giới đến thị trường nội địa, từ đó đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động buôn lậu trên tuyến biên giới, góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước.

An Phú tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Từ đầu năm đến nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện An Phú đã xây dựng các kế hoạch kiểm tra, thực hiện bản thỏa thuận ký kết từ đầu năm và tổ chức triển khai đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời, tập trung công tác kiểm tra, giải quyết các vi phạm, vướng mắc trong lĩnh vực ngành quản lý.

Dạo chơi trên búng Bình Thiên

Truyền thuyết về sự ra đời của búng Bình Thiên kể rằng khi một vị tướng đến đây phát triển doanh trại, gặp hạn hán nên ông đã khấn trời phật rồi đâm gươm vào đất. Một dòng nước từ đất phun lên, lâu dần, ngập thành hồ như hiện nay.