Dòng người đổ về Lam Kinh xem 'Hào khí Lam Sơn'

Sáng 17/9, hàng chục nghìn người dân cùng du khách thập phương đã đổ về khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh để chiêm ngưỡng màn sân khấu hóa hào khí Lam Sơn – tỏa sáng trường tồn.

Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn (Bài 1): Khởi nghĩa Lam Sơn mốc son chói lọi

Suốt 10 năm ròng rã nếm mật nằm gai, chiến đấu gian khổ, dưới sự chỉ huy tài tình của Bình Định Vương Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi hoàn toàn, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Hải Dương tưởng niệm 580 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi

Sáng 11/9, tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 580 năm Ngày mất của anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi tại khu di tích Côn Sơn.

Tưởng niệm 580 năm Ngày mất Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi

Ngày 11/9 (tức 16 tháng Tám năm Nhâm Dần), tại Đền thờ Nguyễn Trãi, thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 580 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1442 - 2022).

'Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc': Bài 3 - Bình Định Vương Lê Lợi - lãnh tụ thiên tài của khởi nghĩa Lam Sơn

Đã hơn 600 năm trôi qua, kể từ 'ngọn lửa khởi nghĩa' do Anh hùng dân tộc Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo đã đập tan ách nô lệ lầm than, khôi phục nền độc lập dân tộc và bắt đầu một kỷ nguyên mới phát triển trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến; hình ảnh vị lãnh tụ thiên tài của khởi nghĩa Lam Sơn vẫn tỏa sáng cùng lịch sử dân tộc. Đó là ánh sáng từ sự kết hợp 'chí ở thương sinh', nghị lực phi thường, tư tưởng nhân đạo cao cả và nghệ thuật quân sự tài tình.

Để 'sống dậy' không gian văn hóa làng

Nằm trong cụm di tích lịch sử - văn hóa đền Quốc Mẫu - đình Nghĩa Hương thuộc làng Nghĩa Hương, xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa), đình Nghĩa Hương xưa là nơi thờ Thành hoàng làng. Trong lịch sử, đình làng Nghĩa Hương là công trình kiến trúc gỗ mang nhiều giá trị.

Trên đất trấn ải Tén Tằn-Kỳ 1: Tiền đồn biên giới

Không ai nhớ chính xác vùng đất ở nơi xa xôi Thanh Hóa có tên gọi Tén Tằn từ bao giờ. Nhiều người cho rằng, chỉ khi đứng trên mảnh đất Tén Tằn này mới có thể hiểu được tại sao cha ông khi xưa lại xây dựng nơi này thành một đô thị ven sông phồn vinh và trù phú đến thế.

eMagazine: Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã trải qua những cuộc đấu tranh giữ nước để gìn giữ và xây đắp nền độc lập vững chắc của toàn dân tộc. Cùng với đó là sự ra đời của những áng văn bất hủ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Theo nhận định của các nhà sử học, Việt Nam có tất cả ba bản Tuyên ngôn độc lập trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Về Làng văn hóa Đông Cao thăm đền thờ bà Chiêu Từ phu nhân

Chiêu Từ phu nhân hay còn gọi là Bà chúa Đinh Thị Ngọc Ban (xã Trung Chính, huyện Nông Cống) là con gái của Thái phó Định Quốc Công Đinh Bồ - một khai quốc công thần thời Hậu Lê. Bà đã có công giúp nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm lược, được phong là Trung Hưng chi thần và được Nhân dân lập đền thờ.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu

Đền Trúc - một di tích lưu giữ mạch nguồn của văn hóa Xa Lang nằm bên sông Ngàn Phố (nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi. Tương truyền, khi hai vị tướng anh dũng ngã xuống, máu của họ chảy đến đâu trúc mọc đến đó và đọng thành vũng trên khu đất cao bên bờ sông.

Chuyện kể người vợ 'tào khang' của vua Lê Thái Tổ

Đồng hành cùng Bình Định Vương Lê Lợi trong suốt những năm tháng khởi nghĩa Lam Sơn đầy gian khó, đến khi mất đi, được truyền thuyết và sử sách nhắc nhớ bởi đức hy sinh. Đó là Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần, người vợ tào khang mà vua Lê Thái Tổ đã nói: 'Bà là chúa của cả trăm vị thần nước ta, không ai dám trái'.

Vén màn bí mật cái chết bi thảm của danh tướng Trần Nguyên Hãn

Danh tướng Trần Nguyên Hãn là nhà quân sự Đại Việt thời Lê sơ. Từng được coi là bậc 'Khai quốc công thần' của nhà Lê, nhưng cuối cùng ông lại phải chịu cái chết bi thảm trên bến Đông Hồ khi tuổi còn rất trẻ.

Tể tướng thứ ba triều Lê Sơ

Lê Ngân người xã Đàm Đi cùng hương Lam Sơn với Lê Lợi. Xã Đàm Đi thời kỳ chiến tranh Lê – Mạc, Tây Sơn – Nguyễn bị ly tán, xóa sổ, khoảng thế kỷ 18-19 nhiều làng thuộc hương Lam Sơn xưa mới khôi phục được. Nhưng không còn thấy địa danh Đàm Đi. Có lẽ Đàm Đi tục danh làng Đầm nay thuộc xã Xuân Thiên, Thọ Xuân. Lê Ngân là một võ tướng dưới cờ khởi nghĩa Lam Sơn.

Những ngày xuân oai hùng trên quê hương Thanh Hóa

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, xứ Thanh luôn được xem là vùng đất căn bản - nơi khởi phát các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, cũng là nơi luôn sẵn sàng cung cấp nguồn nhân lực, vật lực to lớn cho các cuộc kháng chiến giữ nước và quá trình dựng nước. Trên dải đất này, có những mùa xuân oai hùng, gắn liền với các sự kiện lịch sử to lớn và rực rỡ, mà hôm nay, thế hệ người dân Việt Nam vẫn còn nhắc nhở...

Danh nhân tuổi Sửu trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Theo quan niệm tín ngưỡng truyền thống, người tuổi trâu (tuổi Sửu) thường cần cù, mạnh giỏi, tài hoa, gặp nhiều may mắn và thành đạt. Trong số các danh nhân góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến Việt Nam, có tương đối nhiều người sinh năm Sửu... Nhân dịp xuân Tân Sửu 2021, Tòa soạn Báo Ðắk Nông tổng hợp và gửi tới quý độc giả những thông tin thú vị liên quan đến một số danh nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam cầm tinh con trâu.

Đền Trúc - di tích độc đáo bên dòng Ngàn Phố

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là di tích độc đáo bên bờ sông Ngàn Phố, thuộc thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn – Hà Tĩnh).

Chuyện về Anh Bảy Cay xỏn Phômvihản: Chuyện làm tượng

Có một thời gian dài gần như tôi phải… lòng người thợ đá làng Ninh Vân, Ninh Bình Phạm Viết Hoàn! Trên cả tầm thợ, Hoàn là nghệ nhân đá thực thụ. Bởi bàn tay Hoàn từng chỉ huy cả kíp thợ làng Ninh Vân chế tác các tượng danh nhân.

Vén màn những bí ẩn dòng 'khuyển vương' thiện chiến của vua Lê Lợi

Dòng chó Lài bản địa đã có từ hơn 600 năm là đội quân 'khuyển binh' thiện chiến của Nguyễn Xí, danh tướng dưới trướng Bình Định Vương Lê Lợi.

Trai Lam Sơn trên đất 'địa linh, nhân kiệt'!

Có một khóa học của những chàng trai, cô gái tromg một ngôi trường tọa lạc trên vùng đất trung du, nơi 'dấy nghĩa' của vị 'Anh hùng sơn cước', sau này trở thành Bình Định Vương Lê Lợi – Lê Thái Tổ. Đó là khóa 13 (1972-1975) của trường cấp 3 Thọ Xuân 1 (THPT Lê Lợi).

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Sáng 8 - 10 (tức 22 - 8 năm Canh Tý), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 592 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang và tưởng niệm 587 năm ngày mất của ông, đồng thời khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2020.

Sớm bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê

Trong suốt 365 năm tồn tại, vương triều Hậu Lê là vương triều hưng thịnh nhất nhưng cũng nhiều biến cố và bi kịch nhất trong lịch sử dân tộc. Bằng trí tuệ thiên tài, võ công hiển hách và lòng nhân ái bao la, sau 10 năm nếm mật nằm gai Bình Định vương Lê Lợi đã đuổi sạch quân phương Bắc ra khỏi bờ cõi nước Nam, xuống chiếu Bình Ngô, lên ngôi Hoàng đế đại định thiên hạ.

Để lịch sử 'thăng hoa' cùng nghệ thuật thứ 7

Đề tài lịch sử được ví như mảnh đất vô cùng màu mỡ cho bộ môn nghệ thuật thứ 7 khai thác và sáng tạo nên những tác phẩm điện ảnh hấp dẫn.

Đảng và mùa xuân dân tộc

Tháng giêng, mùa xuân đương độ thanh tân. Bầu không khí tuyệt vời của sắc xuân mơn man, hương xuân nồng nàn, sức xuân căng tràn và tình xuân phơi phới, như hòa quyện vào khúc giao hưởng mùa kỳ diệu. Trong niềm cộng cảm và trong sự biến chuyển dịu dàng của vạn vật đương xuân, có những niềm xúc cảm tươi mới, mơn man chạm nhẹ lên sợi dây tâm hồn và khơi dậy những niềm hy vọng, hòa điệu cùng bản giao hưởng sự sống đương thăng hoa dào dạt...

Huyện Ngọc Lặc dừng tổ chức các lễ hội đầu xuân

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, UBND huyện Ngọc lặc đã dừng tổ chức Lễ dâng hương Trung túc vương Lê Lai.

'Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần' – truyền thuyết và sự thật

Truyền thuyết khởi nghĩa Lam Sơn lưu hành nhiều nhất trong dân gian Thanh Hóa, so với các nơi khác trên miền Bắc nước ta, chưa được sưu tầm hết. Tầm vóc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vai trò lãnh đạo, lãnh tụ vĩ đại ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, là cơ sở để ra đời cả kho truyền thuyết đặc sắc, nhiều giá trị về lịch sử, nhân văn, ngôn ngữ, địa lý...

Khai mạc lễ hội Lam Kinh năm 2019: Phát huy hào khí Lam Sơn

Sáng 20/9, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh,Thanh Hóa diễn ra lễ tưởng niệm 586 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh 2019.

Đặc sắc lễ hội Lam Kinh

Nhân dịp kỷ niệm 601 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 591 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 586 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi, UBND tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam kinh năm 2019. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức truyền thống với phần lễ và phần hội chính diễn ra tại Sân Rồng, Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Đây là dịp để người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc tỏ lòng ngưỡng vọng với công lao to lớn của người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh 2019

Sáng 20-9 (tức ngày 22-8 năm Kỷ Hợi), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 601 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 591 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 586 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc lễ hội Lam Kinh 2019.