Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Qua đó không chỉ bảo vệ rừng tốt hơn, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập.
Thời gian qua, huyện Đà Bắc đẩy mạnh phong trào xây dựng vườn mẫu nông thôn mới (NTM). Nhiều hộ đã chỉnh trang lại vườn, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện thu nhập.
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, ngành Nông nghiệp huyện Đà Bắc cũng như chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục nhằm sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao giá trị các nông sản chủ lực và cải thiện thu nhập cho người dân.
Nhờ trồng cây gai xanh phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, anh Hà Văn Luân (xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) đã vươn lên thoát nghèo.
Từ đầu năm đến nay, huyện Đà Bắc đã nỗ lực huy động các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Tuy nhiên thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách cần tiếp tục tập trung tháo gỡ để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thủy sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thủy sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững.
Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…
Thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân vùng cao huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Với tiềm năng, lợi thế lớn, những năm qua, huyện Đà Bắc triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng để nâng cao thu nhập cho người dân.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm
Xuất phát điểm thấp, yêu cầu của các tiêu chí ngày càng cao nên công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Đà Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện chung sức, đồng lòng, nỗ lực đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.
Khu du lịch quốc gia Mũi Né là điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì thế, đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) nơi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt...
Thời gian này, nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đà Bắc tất bật cấy lúa chiêm xuân và trồng các loại cây màu để đảm bảo theo khung thời vụ.
Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, thời gian này, người trồng đào trên địa bàn huyện Đà Bắc tất bật chăm sóc để đào nở đúng vụ, kịp khoe sắc trong dịp Tết cổ truyền.
Thời điểm này, người trồng đào trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đang dành tất cả thời gian, công sức chăm sóc cho cây đào để hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Người dân ở huyện vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình) đang tất bật chăm sóc cây đào, kịp thời phục vụ nhu cầu chơi hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn ở huyện vùng cao Đà Bắc ngày càng đổi thay tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Năm 2023, nghề nuôi cá lồng tiếp tục đà hồi phục sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Với đầu ra thuận lợi, nuôi cá lồng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân, nhất là khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Sau hơn nửa thập kỷ phải di dời về nơi ở mới do ảnh hưởng của thiên tai, hiện nay, đời sống của hàng chục hộ dân thuộc khu vực suối Tào, xóm Bao, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) còn vô cùng chật vật.
Để đẩy nhanh tiến độ Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, việc đầu tư các hạ tầng thiết yếu được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhất.
Ổn định cuộc sống của người dân ở các vùng có nguy cơ sạt lở cao là ưu tiên hàng đầu của huyện Đà Bắc trong công tác phòng, chống thiên tai. Huyện đang tập trung xây dựng các khu tái định cư (TĐC) để sớm di dời các hộ ở vùng nguy cơ sạt lở về nơi an toàn.
Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.
Bên cạnh công tác khắc phục hậu quả thiên tai, thời gian qua, huyện Đà Bắc đã xây dựng kế hoạch, các phương án nhằm chủ động ứng phó với các hình thái thời tiết cực đoan trong năm 2023. Qua đó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã giúp hệ thống hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện Đà Bắc được đầu tư, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp nên hành trình XDNTM ở huyện vùng cao này còn nhiều khó khăn.
Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, bà con huyện vùng cao Đà Bắc tập trung làm đất, khẩn trương gieo trồng vụ chiêm xuân đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.
Sau đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, Đà Bắc là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng, nhất là tình trạng sạt lở đất. Huyện đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương xử lý các vị trí sạt lở để giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình trạng sạt lở đất tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số khu vực trên địa bàn huyện Đà Bắc. Trong đó, trên Tỉnh lộ 433, đoạn qua Suối Láo, xã Cao Sơn sạt lở đất nghiêm trọng khiến giao thông bị ách tắc.
Riêng trong tháng 8 này, trên địa bàn tỉnh phải hứng chịu 3 đợt mưa lớn dồn dập trên diện rộng. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, các công trình. Đặc biệt là tình trạng sạt lở xảy ra ở rất nhiều nơi với khối lượng lên tới hàng chục nghìn m3 đất, đá, làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Có những vị trí trượt sạt đe dọa tới nhà cửa, sự an toàn của hộ dân.
Để chủ động phòng, chống thiên tai, ngay từ đầu năm, huyện Đà Bắc đã xây dựng kế hoạch, các phương án cụ thể để ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh, từ ngày 19 - 21/2, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, trên địa bàn tỉnh có nhiều trâu, bò bị chết rét. Trong đó, huyện Đà Bắc bị thiệt hại nặng nhất. Trước những diễn biến tiếp tục bất lợi, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đang căng mình để phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, nhất là trâu, bò.
Các địa phương trong tỉnh đã và đang trải qua đợt mưa rét kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đợt mưa rét tiếp tục kéo dài trong thời gian tới nên các địa phương và người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Để đẩy nhanh tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Đà Bắc nỗ lực huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến nay, bộ mặt làng quê ở huyện vùng cao này đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân được nâng cao.
Với thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông nên những năm gần đây, tình trạng trâu, bò bị chết vì đói, rét vẫn còn xảy ra lẻ tẻ ở một số xã trên địa bàn huyện Đà Bắc. Thời gian này, người chăn nuôi chủ động che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn để bảo vệ đàn vật nuôi khi dự báo sẽ có những đợt rét đậm, rét hại.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa liên tục, nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét cận kề. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông báo, dự kiến trong 10 ngày tới, tổ hợp thiên tai bão số 7, 8, dự báo còn có bão số 9 và không khí lạnh tràn về sẽ gây ra thời tiết xấu kéo dài tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu: Các địa phương khẩn trương rà soát khu vực nguy cơ cao trượt sạt, lũ ống, lũ quét, triển khai phương án sát điều kiện thực tế, bảo vệ tính mạng, sản xuất của người dân.
Đầu tháng 7 vừa qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, mực nước hồ Hòa Bình xuống thấp và nước đục chảy về khiến hàng chục tấn cá của người dân ở nhiều xã trên địa bàn huyện Đà Bắc bị chết vì thiếu oxy. Người dân nơi đây đang nỗ lực phục hồi sản xuất với không ít khó khăn.
Hồ Hòa Bình đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mực nước hồ tụt sâu, hàng loạt hộ dân nuôi cá xót xa vì cá chết trắng lòng hồ thủy điện.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm nay, không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm, nền nhiệt trung bình có xu hướng thấp hơn năm ngoái. Do đó, các địa phương, hộ chăn nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp để phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Với 6 xã, thị trấn tái phát và xuất hiện dịch bệnh, huyện Đà Bắc trở thành ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lớn nhất tỉnh. Hiện, ngành chức năng của huyện tích cực triển khai các biện pháp để dập dịch, ngăn dịch lây lan.