Phong Thổ có nhiều tiềm năng để phát triển đàn gia súc như: quỹ đất lớn, nhân lực dồi dào… thời gian qua, huyện triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển đàn gia súc theo hướng chăn nuôi tập trung bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã tích cực, chủ động giúp đỡ người dân các dân tộc vùng biên giới phát triển kinh tế. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, tình đoàn kết quân dân củng cố, bền chặt.
Những năm qua, Đồn Biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu luôn chú trọng, thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn đơn vị phụ trách. Một trong những giải pháp mà đơn vị thực hiện thường xuyên nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn, đó là triển khai công tác tuyên truyền, vận động, ngăn chặn người dân không chế tạo, không tàng trữ, không sử dụng các loại súng tự chế, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép.
Ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhiều người dân đã biết phát huy lợi thế từ đất đai cộng với sự trợ lực từ các chương trình, dự án của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo. Một trong số đó là ông Giàng A Chu, người Hà Nhì ở bản Pô Tô, xã Huổi Luông. Ông được nhiều người quý mến bởi tinh thần hăng say lao động sản xuất, tích cực giúp đỡ bà con thực hiện các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Trường PTDTBT Tiểu học Huổi Luông, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được coi là 'ngôi nhà hạnh phúc' của các em vùng cao.
Sáng 24/3, Ban tổ chức Tiền Phong Marathon lần thứ 64 năm 2023 phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Lai Châu tổ chức chương trình giao lưu Ban tổ chức Tiền Phong Marathon và các Hoa hậu cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Huổi Luông.
Từ ngày bản Pô Tô (xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam) và bản Cửa Cải (trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) ký biên bản kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, nhân dân hai bên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giúp nhau phát triển kinh tế…
Trong hai ngày 17-18/3, Thành đoàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Đoàn Thanh niên BĐBP Lai Châu tổ chức chương trình 'Tháng Ba biên giới' năm 2023 tại xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Trong hai ngày 17 và 18/3, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu phối hợp với Thành đoàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức chương trình 'Tháng ba biên giới' năm 2023 tại xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nhằm cụ thể hóa phong trào 'Tôi yêu Tổ quốc tôi'.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc năm 1979, các xã: Huổi Luông, Ma Ly Pho, Mù Sang, Sì Lở Lầu... của huyện Phong Thổ (Lai Châu) bị tàn phá nặng nề. Hơn 40 năm qua đi, địa bàn biên giới từng là vùng chiến sự trên tỉnh Lai Châu đã chuyển mình với diện mạo mới.
Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, những ngôi nhà hữu nghị đã được xây dựng dọc tuyến biên giới đất liền giữa hai nước. Nhờ đó, nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc có thêm địa điểm và điều kiện để giao lưu, gặp gỡ, sinh hoạt văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, cùng nhau giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng biên, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Chương trình được Đồn Biên phòng Huổi Luông phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ) tổ chức sáng 13/1 tại Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt - Trung, bản Pô Tô.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa thị trường; đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ đang là hướng đi trong phát triển kinh tế ở xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ). Qua đó, xã phấn đấu đạt thu nhập bình quân 38 triệu đồng/người/năm vào cuối năm nay.
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan cao. Trước tình hình đó, lực lượng Biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Lai Châu đang căng mình ngày đêm kiểm soát đường mòn, lối mở để ngăn ngừa dịch bệnh và các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép vào địa bàn.'Lá chắn thép' phòng chống xuất nhập cảnh vùng biên giới
Mạnh dạn đưa cây chuối vào trồng trên đất nương, đồi, huyện biên giới Phong Thổ trở thành 'vựa chuối' của tỉnh Lai Châu. Nhiều hộ dân ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện không chỉ thoát nghèo, mà còn vươn lên làm giàu từ trồng chuối.
Lực lượng Biên phòng đến các gia đình để tuyên truyền, vận động để bà con các dân tộc hiểu về ý nghĩa cuộc bầu cử, quyền và trách nhiệm của mình trong việc bầu cử.
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa các thôn, bản của Việt Nam với các thôn, bản của Trung Quốc được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Qua hoạt động này giúp nhân dân hai bên biên giới có thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; là cơ hội để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xã hội, xây đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai thôn, bản biên giới.
Những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có nền tảng vững chắc là tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Từ nền tảng đó, rất nhiều mối quan hệ hợp tác khác đã được xây dựng, trong đó có hợp tác quốc phòng biên giới, điển hình là Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Trung Quốc diễn ra trong 5 năm qua là một điểm sáng.
Những năm qua, Đảng bộ Đồn biên phòng Huổi Luông đứng chân trên địa bàn huyện Phong Thổ đã và đang thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân, xây dựng thành công 'lá chắn thép' bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.
Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh biên giới Lai Châu đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, không chủ quan, chính quyền các cấp đã 'đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người' để nắm bắt tình hình dịch bệnh và chấp hành giãn cách xã hội.
Trường Tiểu học Dân tộc nội trú số 1 Huổi Luông tọa lạc trên mảnh đất rộng 1ha ở thôn Pô Tô (xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, Lai Châu), khánh thành năm 2003. Khuôn viên trường thênh thang, chỉ cách con suối biên giới vài cây số.