Hiện vật không hẳn là cổ vật, nhưng nó minh chứng cụ thể cho một giai đoạn lịch sử để thuyết phục người xem về giá trị di sản văn hóa nước nhà. Bảo tàng Lịch sử TPHCM vừa đưa vào phục vụ khách tham quan phòng trưng bày chuyên đề 'Thương mại hàng hải - Di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên Biển Đông', kể về một giai đoạn giao thương hàng hải của nước ta và khu vực.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã lên tiếng trước thông tin về trưng bày 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian' có hiện vật giả.
Trước những thông tin cho rằng nhiều hiện vật tại 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian' đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đồ giả, ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng, đã chính thức thông tin với báo chí về quá trình nghiên cứu, đánh giá, giám định và trưng bày, giới thiệu sưu tập này của nhà sưu tập Đào Danh Đức.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia khẳng định, sưu tập cổ vật của Đào Danh Đức nằm trong giai đoạn muộn của văn hóa Champa, thế kỷ 17-18, trước khi Champa được sáp nhập vào Đại Nam dưới triều vua Minh Mạng, thời Nguyễn, năm 1832.
Kỷ niệm 45 năm thành lập, từ ngày 26/8 Bảo tàng Lịch sử TPHCM tổ chức cùng lúc 2 triển lãm chuyên đề, trưng bày và giới thiệu tới người xem gần 400 cổ vật quý hiếm mang ý nghĩa lớn về lịch sử, văn hóa.
Để lịch sử không bao giờ là cũ, Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày chuyên đề 'Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ các nền văn hóa' qua đó nhìn lại những giá trị lịch sử quý báu, mở ra cái nhìn mới về di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại.
Ngày 26-8, Bảo tàng Lịch sử TPHCM tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và trưng bày chuyên đề 'Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ của các nền văn hóa', khánh thành phòng trưng bày chuyên đề: 'Thương mại hàng hải - Di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên biển Đông'.
Tham quan bảo tàng, di tích văn hóa, lịch sử… là những hình thức giảng dạy lịch sử đạt hiệu quả cao.
Ứng dụng công nghệ để khai thác thêm giá trị cho cổ vật, bảo tàng hay sản phẩm văn hóa… là cách làm đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và cho thấy hiệu quả ban đầu. Còn tại Việt Nam, với hàng trăm bảo tàng, hàng triệu cổ vật, rất nhiều sản phẩm văn hóa đã được số hóa, hướng đến nền kinh tế số đang lớn mạnh.
Tuyến xe buýt số 53 có lộ trình đi từ trạm Lê Hồng Phong đến bến xe Đại học Quốc gia TPHCM. Xe đi qua các bảo tàng ở TPHCM như bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Địa chất…
Đón bắt nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong kỳ nghỉ lễ dài ngày năm nay, các đơn vị nghệ thuật, khu vui chơi, rạp chiếu phim đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm với các chương trình, bộ phim, vở diễn mới để phục vụ khán giả. Tất cả sẵn sàng cho một kỳ nghỉ lễ đầy sống động, vui tươi và đa dạng.
Bạn cùng quê vào Sài Gòn chơi, tôi lên lịch dẫn bạn đi thăm thú 'tour một ngày', ít nhiều thể hiện hồn cốt của nơi tôi đang sống. Đó là, sáng tham quan di tích lịch sử dinh Độc Lập, trưa thì hưởng cái mát lành của Thảo Cầm Viên và chiều ghé bảo tàng trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên cho lắng đọng sau một ngày ồn ào.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM - đơn vị trực tiếp quản lý Đền thờ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM) cho biết, đền vẫn đang trong giai đoạn trùng tu nên năm nay sẽ không tổ chức và phục vụ công chúng đến tham quan vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Bên cạnh 'phố Tây' Bùi Viện, thì bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, chợ Bình Tây hay chùa Ngọc Hoàng… là những điểm đến thu hút khách nước ngoài khi khám phá TPHCM.
Trên chuyến xe buýt số 19, du khách có thể nhìn ngắm, ghé thăm các điểm đến ở trung tâm TPHCM như bến Bạch Đằng, đường sách TPHCM, Bưu điện thành phố hay Thảo Cầm Viên.
Hưởng ứng các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 10- năm 2024 với chủ đề 'Tôi yêu Áo dài Việt Nam', chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, một số bảo tàng công lập tại TPHCM áp dụng ưu đãi giá vé cho khách tham quan bảo tàng trong trang phục áo dài.
Trưng bày trực tuyến được xem là một trong những ứng dụng mạnh mẽ của khoa học - công nghệ vào hoạt động bảo tàng, nhưng để đi đường dài phải tính giải pháp từ hôm nay.
UBND TPHCM vừa giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở ngành kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức. Việc này nhằm minh bạch, niềm tin cho cộng đồng.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM sẽ miễn phí vé tham quan vào các ngày 10 đến 12-2 (mùng 1, 2 và 3 Tết). Chương trình chỉ áp dụng đối với khách tham quan có nơi thường trú trên căn cước công dân là TPHCM. Học sinh các cấp đang theo học các trường trên địa bàn TPHCM cũng được miễn phí vé vào cổng bảo tàng.
Những ngày cận Tết, nhằm tạo một sân chơi thú vị, bổ ích. Vừa qua, Bảo tàng lịch sử TPHCM đã tổ chức cho các em nhỏ, học sinh tự mình gói bánh chưng. Đây là các hoạt động ngoại khóa bổ ích và góp phần giáo dục nét đẹp văn hóa cổ truyền, từ khi con trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vừa qua, chương trình 'Tết quê trong phố' tại Bảo tàng lịch sử TPHCM được tổ chức bài bản và công phu. Đây là không gian văn hóa vui tươi, bổ ích cho người dân, đặc biệt các bạn trẻ được trải nghiệm các trò chơi dân gian sinh động, thú vị.
Không nhớ bao lần đã được xem múa rối nước, tôi tuy nhiên một dịp tình cờ được dự buổi ra mắt vở múa rối nước Trước ngọn sóng tại sân khấu thủy đình Bảo tàng Lịch sử TPHCM (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, tôi thật sự bất ngờ và ấn tượng.
Nhiều bảo tàng công lập và tư nhân ở TPHCM trải qua một năm 2023 đáng nhớ với nhiều hoạt động nghệ thuật bên ngoài, không ngừng làm mới mình và thu hút khách hàng cho nguồn thu đủ bù chi. Trước loại hình kinh doanh tiềm năng, đại diện các đơn vị mong muốn có chính sách đầu tư đủ để nâng cấp, tu sửa cũng như hiện đại hóa hoạt động trưng bày tại bảo tàng vào năm tới.
Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam. Hình tượng rồng Việt vì thế hiện diện đa dạng trong mọi mặt đời sống xã hội từ kiến trúc, trên trang phục, đồ mỹ thuật ứng dụng cho đến sinh hoạt lễ hội.
Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng riêng múa rối nước thì chỉ có ở Việt Nam. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt.
Đường phố, các điểm du lịch, trung tâm thương mại… tại TPHCM tấp nập người dân, khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, vui chơi, mua sắm dịp Tết Dương lịch 2024. Nhịp điệu tưng bừng, rộn ràng xuất hiện trên mỗi góc phố, con đường…
Bảo tàng lịch sử TPHCM đang thực hiện trưng bày chuyên đề 'Long Vân khánh hội - hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam' nhằm chào đón năm mới và gửi gắm những điều tốt lành, mong ước một năm rồng sắp đến thật hạnh phúc.
Được xây dựng vào năm 1864, Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TPHCM) là một trong 8 vườn thú cổ nhất trên thế giới.
Ngày 23-11, Sở VH-TT TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM.
Việc số hóa di sản không chỉ là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ; trước những thách thức của thời gian, số hóa còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Bộ VH-TT-DL vừa có quyết định xếp hạng 3 bảo tàng tại TPHCM, gồm: Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng TPHCM và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (đều trực thuộc Sở VH-TT TPHCM) là bảo tàng hạng I.
Sáng 2-9, tại tiền sảnh Nhà hát Thành phố, nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Sở VH-TT TPHCM, Liên hiệp Các hội VHNT TPHCM phối hợp tổ chức chương trình ca múa nhạc truyền thống cách mạng Mùa thu và mãi mãi chủ đề Tình ca đất nước.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM cùng Hội Cổ vật TPHCM phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề 'Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép', với gần 170 hiện vật về gốm sứ Việt Nam và gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc qua các triều đại trong lịch sử.
Chiều 5-7, Bảo tàng TPHCM ra mắt dự án thí điểm Hộp kể chuyện. Dự án này nằm trong khuôn khổ dự án FSPI Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam, do bộ phận Hợp tác và hoạt động văn hóa của Đại sứ quán Pháp tiến hành dự án thí điểm ở các khu vực khác nhau của Việt Nam.
Dấu ấn kiến trúc của nhiều đô thị trên cả nước mang phong cách Đông Dương, phản ánh một giai đoạn lịch sử. Trong đó, nhiều công trình được thực hiện bởi các kiến trúc sư phương Tây hài hòa cùng văn hóa bản địa. Nhiều công trình kiến trúc tại TPHCM cũng không nằm ngoài phong cách đó.
Vừa rời rạp chiếu bộ phim Lật mặt 6, chị Ngân Hà (ngụ đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, TPHCM) cho biết: 'Tôi phải đặt vé trước 2 ngày để có suất chiếu và chỗ ngồi ưng ý. Tôi khá ấn tượng với bộ phim bởi nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn và dàn diễn viên khá tròn vai. Tôi nghĩ bộ phim có tính giải trí và cũng để lại nhiều suy ngẫm. Đã khá lâu tôi mới ra rạp xem phim và thấy không khí dịp lễ năm nay rất sôi động'.
Trong không gian của bảo tàng sáng 1-5, đa phần là người trẻ. Họ không chọn một chuyến du lịch dài ngày hay đi chơi cùng bạn bè, họ đến bảo tàng để nghe thật kỹ những điều thuộc về ký ức…
Sáng 30/4, người dân và du khách đã đến Bảo tàng lịch sử TPHCM chiêm ngưỡng 150 hiện vật ở triển lãm chuyên đề 'Sắc mộc – Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn'. Khách tham quan thực sự ấn tượng với các hiện vật mang nét đẹp văn hóa, câu chuyện lịch sử, đồng thời thể hiện nét tài hoa, tư duy thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân xưa.
Nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương và 48 năm ngày Thống nhất đất nước, TPHCM sẽ tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật tại trung tâm thành phố và nhiều quận huyện.